THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:17

Bé trai 14 tuổi bị ảo giác, co giật vì nghiện facebook

 

Chiều 21-7, chia sẻ về hiện tượng nghiện mạng xã hội hiện nay của nhiều người, Tiến sĩ- bác sĩ Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện (BV) Bạch Mai, cho biết đến nay tại BV chưa tiếp nhận trường hợp nhập viện về nghiện facebook riêng lẻ, trên thế giới cũng chưa có mã bệnh chính thống về nghiện facebook. 

 

Nghiện facebook" hiện chưa có thuốc chữa.


Tuy nhiên, từ thực tế kinh nghiệm điều trị cho thấy nhiều bệnh nhân tâm thần vào viện có liên quan đến vấn đề này. Bệnh nhân được đưa đến vì trầm cảm, phân liệt, ảo giác… khi điều trị xong bệnh nhân. TS Phương chia sẻ về trường hợp mới đây do chính ông khám cho bệnh nhân. Đó là cậu bé 14 tuổi được gia đình đưa vào bệnh viện sau co giật. Hiện tượng co giật xảy ra khi bố mẹ thấy cháu quá đam mê sử dụng điện thoại để lướt facebook nên đã tịch thu điện thoại. 

Theo lời kể của bố mẹ, cứ đi học về là bé lao vào điện thoại, ôm điện thoại lướt facebook nằm riêng trong phòng, chát chít cả trong lúc ăn, lúc đi vệ sinh, dùng đến 10 tiếng mỗi ngày. "Việc bị tịch thu điện thoại đã khiến cháu có phản ứng thu hẹp lại và có những cơn co giật. Khi tôi khám cho cháu bé, phát hiện bệnh nhi có hoang tưởng ảo giác. Cháu kể luôn có "tiếng nói" lúc của đàn ông, lúc đàn bà trong đầu kêu "mày phải chơi đi". Thời gian xuất hiện tiếng nói chạng vạng chiều tối"- TS Phương kể. 

Sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc loạn thần, tình trạng ảo giác của bệnh nhi đã hết. Sau đó, thời sử dụng facebook của bệnh nhi cũng giảm đi. 

Theo TS Phương, từ khi xuất hiện faccebook đã có sức công phá mãnh liệt với tất cả các đối tượng, từ trẻ em đến lớp thanh niên, người trưởng thành, thậm chí đến cả những người lớn tuổi. Facebook được hỗ trợ khá nhiều trên các phương tiện điện tử, từ máy tính, điện thoại, máy tính bảng... Chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh là có thể truy cập facebook ở mọi lúc mọi nơi.

Facebook đem lại rất nhiều tiện ích, nhất là sự kết nối thông tin và những ứng dụng giải trí. Chính vì vậy, nhiều người coi facebook là một thế giới mê hoặc hơn cả cuộc đời thực. Dần dần sự có mặt của nó trong cuộc sống trở thành một thói quen, không thể từ bỏ và chiếm rất nhiều thời gian trong một ngày. Trong khi đó hội chứng "nghiện" facebook đang trở thành thực trạng đáng báo động trong giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ tỉnh táo để phát hiện mình nghiện facebook và nhận thức được những tác hại của nó.

Bác sĩ Lê Thu Hà, Trưởng phòng điều trị nghiện chất, Viện sức khoẻ tâm thần cho biết có những thanh thiếu niên cháu sử dụng facebook cả ngày, ngồi trong nhà không đi học, không đi làm, hỏi gì không trả lời, bữa ăn thì ăn, chỉ "lên phây" trong phòng. Khi gia đình đưa đến bệnh viện khám phát hiện bệnh nhân bị hoang tưởng ảo giác. Khi sử dụng thuốc loạn thần thì tình trạng này mới chấm dứt và thời gian sử dụng "phây" cũng giảm đi. 

Bác sĩ Hà cũng chia sẻ về trường hợp bệnh nhân nam 20 tuổi được gia đình đưa đến viện vì sợ trầm cảm, sau khi bị đuổi học về quê ở mấy ngày. Theo người nhà kể, cứ tầm 5-6 giờ chiều là cậu thanh niên này sang nhà bỏ hoang của hàng xóm, ngồi một mình lặng lẽ mấy tiếng đồng hồ. 

Khai thác bệnh sử, bác sĩ được biết bệnh nhân được sử dụng máy tính từ rất sớm. Đến khi vào đại học, ngoài máy tính cá nhân, chàng trai này còn có điện thoại vào mạng, tối ngày ngồi máy tính vào mạng chơi game, vào facebook, lướt mạng, bỏ bê học hành, lên lớp ít nên bị cho ngừng học. Khi về nhà, cứ vào tầm giờ này là bệnh nhân lặng lẽ sang nhà hàng xóm bỏ hoang ngồi. "Bởi ở Hà Nội, đây là giờ mà cậu bắt đầu ôm máy tính, điện thoại 8-10 tiếng để chơi. Sau khi test chẩn đoán bệnh nhân trầm cảm mức độ nhẹ, là trầm cảm thứ phát do nghiện mạng xã hội, tôi đã tư vấn gia đình tạo công ăn việc làm cho cậu để không có thời gian nhàn rỗi, 5-6 giờ chiều vào bếp phụ mẹ nấu cơm và sau 1 tháng thì tình trạng này đã không còn.

 

 

Các chuyên gia Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết thế giới chưa có mã bệnh về nghiện facebook. Đến thời điểm này, cũng chưa có bệnh nhân nào vào viện vì nghiện facebook, mà là gia đình đưa đến khi người thân có các dấu hiệu của là trầm cảm, tâm thần phân liệt. Khi điều trị xong bệnh nhân không sử dụng, nghiện "phây" như trước nữa. Các ca bệnh thường ở lứa tuổi trẻ như học sinh, sinh viên...

Bác sĩ Lê Công Thiện, phụ trách phòng tâm thần nhi, thời điểm này, phòng trẻ em chưa có cháu nào vào viện nghiện facebook, nhưng vì các dấu hiệu tâm thần khác, khi khai thác thông tin nhiều cháu sử dụng facebook, thời gian gian sử dụng 4-5 tiếng/ngày. "Nghiện hay không nghiện "phây" chưa chắc chắn, nhưng có vẻ có liên quan giữa rối loạn tâm thần và lạm dụng "phây", điện thoại, vào mạng. Từ đó hình thành mối liên quan có tính chất vòng xoắn, lạm dụng game, facebook khiến trẻ không quan tâm cuộc sống, rối loạn ăn uống, giấc ngủ… làm trầm trọng thêm các dấu hiệu về tâm thần"- bác sĩ Thiện nói.

Vậy làm thế nào xác định bạn đã nghiện facebook? Theo các bác sĩ Viện sức khoẻ tâm thần, tiêu chuẩn nghiện facebook theo Leslie Walker cập nhật mới nhất, nghiện facebook có nghĩa là dành quá nhiều thời gian trên facebook. Điển hình, nó liên quan đến việc sử dụng facebook của 1 người sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động quan trọng trong cuộc sống, chẳng hạn như làm việc, trường học hoặc duy trì mối quan hệ với bạn bè trong gia đình và bạn bè "thật".

Các dấu hiệu và triệu chứng của nghiện facebook khác nhau, thang đo nghiện Facebook của Bergen được phát triển bởi  các nhà nghiên cứu Na Uy và được xuất bản trong Psychological Reports vào 4/ 2012. Nó bao gồm sáu câu hỏi và bạn trả lời mỗi câu hỏi trong thang từ 1 đên 5 điểm với các tiêu chí:

- Rất hiếm khi: 1 điểm

- Hiếm khi: 2 điểm

- Thỉnh thoảng: 3 điểm

- Thường xuyên: 4 điểm

- Rất thường xuyên: 5 điểm

Điểm số thường xuyên hoặc rất thường xuyên ở ≥ 4/6 mục cho thấy bạn BỊ NGHIỆN facebook.

1) Bạn dành nhiều thời gian suy nghĩ về facebook hoặc lên kế hoạch sử dụng nó.

2) Bạn cảm thấy một sự thúc giục sử dụng facebook càng ngày càng nhiều.

3) Bạn sử dụng facebook để quên đi các vấn đề cá nhân.

4) Bạn đã cố gắng cắt giảm việc sử dụng facebook mà không thành công.

5) Bạn trở nên bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bạn bị cấm sử dụng facebook.

6) Bạn sử dụng facebook rất nhiều đến nỗi mà nó đã có một tác động tiêu cực đến công việc/ học tập

2. Dấu hiệu để nhận biết rối loạn sử dụng facebook cần đưa đi bệnh viện?

Theo TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, chưa có mốc thời gian cụ thể về tần suất sử dụng facebook nhưng khi bạn dùng facebook hàng ngày, khi không có mạng để vào facebook hoặc người nhà không cho vào bạn cảm thấy bồn chồn, khó chịu. Bạn vào facebook mọi lúc, mọi nơi kể cả khi đang làm việc, đang học, việc sử dụng facebook làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, học tập… đấy là các chỉ báo bạn nên ngừng lại.

TS Nguyễn Doãn Phương lưu ý, khi bạn hoặc người nhà thấy con, em mình có các dấu hiệu sau thì nên đưa đến bệnh viện để kiểm tra:

- Bạn, con, em bạn đã cố gắng cắt giảm việc sử dụng facebook mà không thành công. Cảm thấy 1 sự thúc giục sử dụng ngày càng nhiều

- Con em bạn trở nên bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bị cấm sử dụng facebook.

- Bạn sử dụng facebook rất nhiều đến nỗi mà nó đã có một tác động tiêu cực đến công việc/ học tập của bạn.

Cũng theo chuyên gia của Viện Sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai, hệ quả của chứng nghiện facebook rất nghiêm trọng như mất ngủ, nghèo nàn các kỹ năng xã hội, giảm sút các mối quan hệ thật, hiệu suất công việc/học tập giảm; có thể dẫn đến sử dụng ma tuý…

Hiện nay chưa có thuốc điều trị hiệu quả trong nghiện facebook mà chỉ có thuốc khi bệnh nhân có các bệnh đồng diễn hoặc hậu quả của nghiện facebook: mất ngủ, trầm cảm…

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh