THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:40

Bất động sản Nhật Nam: Chuyển hướng đầu tư vào các dự án chung cư sắp hoàn thiện

“Khi các dự án chung cư mới chưa được phê duyệt, thì dự án chung cư sắp hoàn thiện chắc chắn sẽ thu hút khách hàng.”, bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty BĐS Nhật Nam khẳng định.

bat dong san Nhat Nam chuyen huong dau tu vao cac chung cu sap hoan thien

Các chung cư sắp hoàn thiện dự kiến sẽ hấp dẫn được khách hàng trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm

Nhu cầu chung cư tăng dần đều

Theo số liệu thống kê của Batdongsan.com.vn, nhu cầu tìm chung cư Hà Nội trong quý 3 tăng tiếp tục tăng trưởng dương, khi nhu cầu tìm thuê tăng khoảng 13% và nhu cầu tìm mua tăng khoảng 9% so với quý trước.

Cùng với nhu cầu cao, giá bán chung cư tại Hà Nội cũng tăng phi mã, nhất là phân khúc trung cấp của căn hộ bình dân, tăng 18% so với quý trước.

Còn thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết, giá nhà ở chung cư tại các khu vực nội đô Hà Nội hầu như không có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2, chủ yếu là căn hộ trung cấp với giá khoảng 30 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2. 

Tuy nhiên, giá neo cao cũng khiến những người có nhu cầu thực, nhất là các lao động thu nhập trung bình khá, khó có thể mua được nhà.

Anh Lê Tình (28 tuổi, Xuân Hòa, Vĩnh Phúc) cho hay, anh muốn tìm một căn chung cư khu vực Cầu Giấy để tiện vợ chồng đi lại và làm việc. Nửa năm trước anh đã nhắm tới một căn chung cư khoảng 70m2 với giá 2 tỷ, nhưng nay đã tăng lên tới gần 3 tỷ khiến anh khó có thể xuống tiền.

“Thời gian này đang sốt ảo, do nhu cầu thực thì ít mà đầu tư thì nhiều. Một thời gian nữa, hàng ra thêm, đầu tư thấy không khả quan, giá sẽ về đúng giá trị thực, lúc đó tôi mới xem xét chốt đơn”, anh Tình nói.

Đồng quan điểm với anh Tình, anh Mai Văn Tuyến (29 tuổi, Bắc Ninh) – một môi giới cũng đưa ra lời khuyên nên chuyển hướng tìm kiếm dự án cũ hoặc các dự án “đắp chiếu” đang rục rịch tái khởi động thay vì dự án sẵn như hiện nay.

“Các dự án cũ giá cũng đang đà tăng giá, chỉ có dự án “đắp chiếu” là tiềm năng nhất. Nhưng loại này cần nhanh nhạy thông tin, bởi không phải dự án nào cũng có thể tái khởi động được” anh Tuyến nói. 

Ưu điểm của dự án sắp hoàn thiện

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu khiến giá chung cư tăng “phi mã” trong thời gian qua là do nguồn cung hạn chế do ách tắc thủ tục pháp lý. Bên cạnh đó là các yếu tố khác như giá nguyên vật liệu xây dựng, chi phí nhân công tăng cao,…

Những nguyên nhân này được dự báo sẽ còn kéo dài trong thời gian tới, bởi sau nhiều năm phát triển nóng, 2 năm qua, việc phê duyệt dự án mới đều phải trải qua các cuộc thanh, kiểm tra khắt khe.

Bên cạnh đó, các biến động trong nền kinh tế cũng tạo ra nhiều rủi ro đối với giá nhà hình thành trong tương lai khi giá cả nguyên liệu, nhân công đều khó có thể đoán định.

Trong bối cảnh đó, việc hồi sinh các dự án đang dang dở để sớm có nguồn cung cho thị trường được xem là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp BĐS.

Bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty BĐS Nhật Nam phân tích, so với dự án mới chờ phê duyệt, dự án dang dở ít nhất là đã được đảm bảo về mặt pháp lý.

Hơn nữa, có nhiều dự án đã được triển khai, thậm chí đã hoàn thiện phần thô, như vậy sẽ đảm bảo không mất quá nhiều thời gian và chi phí cho giải phóng mặt bằng và thi công.

Thêm vào đó, bà Thúy còn cho biết, Nhật Nam đã nhắm đến và đang đàm phán mua lại một vài dự án chung cư chỉ cần thi công thêm không quá 6 tháng là sẽ có thể hoạt động. 

“Trong tình hình khan hiếm hiện nay, có nguồn hàng là đã thu hút được khách, và nếu nguồn hàng với giá cả hợp lý thì sẽ thu hút người mua hơn nữa”, bà Thúy nói.

Ngoài ra, việc việc hồi phục những dự án bị đình trệ nhiều năm cũng giúp giải quyết bài toán về mỹ quan đô thị, đồng thời tạo các tác động tích cực đến phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm về pháp lý và chi phí, việc hồi sinh các dự án “ngủ đông” cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Thông thường, các dự án rơi vào tình trạng “ngủ đông” là do chủ đầu tư cũ không đủ thực lực tài chính để thực hiện dự án. Thực lực tài chính này bao gồm cả vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng và vốn từ khách hàng đặt cọc dự án.

Như vậy, khi “hồi sinh” các dự án này, chủ đầu tư mới phải giải quyết được bài toán về vướng mắc đối với các khoản vay của bản thân dự án với ngân hàng và khách hàng cũ.

“Bài toán này đặt ra yêu cầu rất cao với doanh nghiệp muốn hồi sinh dự án. Bởi trong bối cảnh tín dụng bị siết chặt, nguồn tiền đổ vào BĐS ngày càng eo hẹp, thì doanh nghiệp phải đủ thực lực và đủ tự tin mới dám thực hiện một thương vụ M&A”, bà Thúy nói.

Đó cũng là lý do chính mà dự án BĐS “ngủ đông” không thiếu, nhưng cần thời điểm tích hợp để hồi sinh.

Bà Thúy cho biết thêm, Nhật Nam mới đây đã công bố chiến lược kinh doanh mới, tập trung vào phân khúc nhà chung cư tại Hà Nội và TP. HCM. Với tiềm lực tài chính lớn, công ty đang tiến hành đàm phán mua lại các dự án chung cư dang dở tại hai thành phố lớn nhất cả nước.

Bước đi này không chỉ mang lại cơ hội đầu tư sinh lời cho các nhà đầu tư mà còn góp phần làm đẹp bộ mặt đô thị khi các dự án "ngủ đông" lâu nay sẽ được hoàn thiện và sớm đón cư dân vào sinh sống.

PV

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh