CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:09

Bất động sản cuối năm 2020: Phục hồi hay xuống đáy?

Chu kỳ mới của thị trường (2021- 2030) sẽ diễn biến thế nào?

Bất động sản đã trải qua 10 năm thăng trầm, từ giai đoạn đóng băng năm 2012-2013 đến phục hồi và thăng hoa trong giai đoạn 2017-2019 và chững lại trong 2019 – 2020 với những ảnh hưởng khó lường từ Covid-19.

Theo khảo sát của các đơn vị nghiên cứu thị trường, bất chấp thách thức từ Covid, bất động sản vẫn là kênh đầu tư dẫn đầu với 38% lượt bình chọn (tương đương gần 42.900 phiếu bầu tính đến 17/8). Các kênh đầu tư được ưu tiên sau đó lần lượt là gửi tiết kiệm (27%), chứng khoán (12%), vàng (17%) và cuối cùng là USD (6%).

Bất động sản cuối năm 2020: Phục hồi hay xuống đáy? - Ảnh 1.

Toàn cảnh tọa đàm.

Điều này cho thấy, thị trường đã chứng kiến những điểm sáng tích cực đến từ nỗ lực thúc đẩy đầu tư công, các chính sách tháo gỡ pháp lý, tình hình kiểm soát dịch tích cực, và trên hết là nguồn cầu dồi dào đến từ một trong những thị trường được đánh giá là tiềm năng nhất trong khu vực.

Chu kỳ mới của thị trường (2021- 2030) được các chuyên gia dự báo không nằm ngoài xu hướng này, bất động sản chỉ tạm thời trầm lắng và sẽ bứt phá mạnh mẽ sau khi dịch bệnh được kiểm soát giai đoạn 2021-2022.

Thị trường bất động sản 2020- Trong nguy có cơ

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Hiện nay, Việt Nam là một trong những đất nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong vài tháng trở lại đây. Tôi cho rằng nền kinh tế sẽ chia làm hai giai đoạn trong vòng 5 năm tới, trong đó:

- Giai đoạn năm 2021-2022: Phục hồi kinh tế sau đại dịch.

- Giai đoạn từ 2022-2025: Giai đoạn bứt phá để phát triển mạnh mẽ hơn.

Tôi thấy rằng, bất động sản có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế khi đóng góp 4,5% GDP trong năm 2019. Nếu cộng thêm các lĩnh vực như lưu trú 3,8% GDP, lĩnh vực xây dựng 5,84% GDP,  BĐS và các ngành nghề liên quan đóng góp đến trên 17% GDP trong năm 2019.

Bất động sản cuối năm 2020: Phục hồi hay xuống đáy? - Ảnh 2.

Chúng ta có thể thấy rằng BĐS lan tỏa đén 35% ngành nghề BĐS liên quan: Xây dựng, du lịch, lưu trú, tài chính ngân hàng (tài sản thế chấp chiếm đến 65% là BĐS). Sự lan tỏa của BĐS rất kinh khủng.

BĐS là một trong 8 lĩnh vực bị tác động rất mạnh bởi Covid-19 nhưng tôi cho rằng cơ hội và thách thức đối với thị trường bất động sản là rất lớn. Trong nguy có cơ, chúng ta có teher thấy rất nhiều điểm sáng trên thị trường. Thứ nhất là BĐS công nghiệp, hiện nay khai thác công suất các khu công nghiệp rất lớn, cung cầu chưa cân đối. Cùng với đó, BĐS nhà ở còn rất nhiều tiềm năng. 

Hiện nay, Ngân hàng tung rất nhiều gói cho vay nhà ở. BĐS Logistic. Còn những lĩnh vực khác sẽ cân đối lại như BĐS nghỉ dưỡng, mặt bằng bán lẻ, biệt thự liền kề.

Cơ hội rất lớn chính phủ đang thúc đẩy đầu tư công, lĩnh vực xây dựng ăn theo rất tốt, đầu tư công lan tỏa sang các lĩnh vực khác rất nhiều, dự án đầu tư công thúc đẩy thì những thứ khác thúc đẩy theo . Hành vi mua nhà, đi du lịch của khách hàng đang thay đổi rất gấp.

Lan Nhi

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh