THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:55

“Bão truyện ngôn tình” và chuyện phòng vệ văn hóa

 

Truyện ngôn tình rất thu hút giới trẻ.


Truyện ngôn tình của Trung Quốc hiện đang thu hút được đa số giới trẻ Việt Nam háo hức tìm đọc. Tiểu thuyết ngôn tình đều kể về câu chuyện tình yêu của người trẻ với những mộng mơ. Khi dòng truyện này được in và cả xuất bản lâu trên mạng ở ta, không thiếu những cuốn mô tả những chuyện tình đồng tính, chuyện tính dục... không phù hợp với độ tuổi của thiếu nhiên, gây nên những nhận thức lệch lạc của các em về tình yêu, lối sống… Điều này khiến dư luận hoang mang, phụ huynh lo lắng. Báo chí , truyền thông nháo nhào viết bài mổ xẻ và cảnh báo. Động thái nghiêm khắc nhất là Cục xuất bản ra quyết định tạm dừng xuất bản truyện ngôn tình.

Trao đổi với chúng tôi, nhà văn, nhà giáo Phan Nhật Chiêu lập luận: “Không nên vì bắt gặp một tác phẩm truyện ngôn tình có nội dung dở, kém lành mạnh mà cho rằng thể loại, thể tài này là độc hại, ít giá trị rồi phủ nhận nó. Có chăng là việc độ tuổi của các em chưa phù hợp để đọc nó. Và vấn đề là người viết đó có tài năng hay không, chứ không phải do thể tài đó. Truyện ngôn tình xét cho cùng là chuyện tình yêu trai gái. Ngay cả “Truyện Kiều” cũng thấp thoáng kiểu truyện ngôn tình. Vấn đề không phải là viết cái gì mà là viết như thế nào. Nên vấn đề là nều Nguyễn Du mà viết truyện ngôn tình thì cũng sẽ tạo nên kiệt tác”.

Cùng quan điểm trên, nhà thơ Phan Hoàng- Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cho rằng, truyện ngôn tình không phải là xấu, nhưng những truyện in ở ta thì nội dung hơi thô. “Ở phương Tây truyện ngôn tình được viết rất cao cấp, không như ở Trung Quốc, nhất là những truyện in ở ta hiện đang gây hoang mang. Do đó việc các cơ quan nhà nước cho dừng xuất bản truyện ngôn tình là đúng”- nhà thơ Phan Hoàng nói.

Nguyên nhân nào khiến cho đa số truyện ngôn tình  khi xuất bản ở Việt Nam lại có nội dung tệ đến vậy?

Theo nhiều chuyên gia, nhiều nhà văn, việc truyện ngôn tình dung tục  xuất bản nhiều ở Việt Nam có lẽ là do khi dịch sang tiếng Việt các NXB khi xuất bản đã chạy theo lợi nhuận mà quên thẩm định kỹ nội dung truyện. Một phần lỗi ở dịch giả, bởi họ là những người chọn tác phẩm ngôn tình để dịch ra tiếng Việt.

 

Một số truyện ngôn tình.


Song dù từ nguyên nhân nào, thì việc có những tác phẩm văn học có nội dung dung tục xuất hiện tràn lan, cũng là một vấn nạn không nhỏ đối với nền văn hóa nước nhà. Và từ đây, đặt ra vấn đề là chúng ta phòng vệ văn hóa thế nào trước những trào lưu xâm lấn của văn hóa ngoại mà chúng ta chưa thể kiểm chứng hậu quả, như  “bão ngôn tình” ?

Nhà văn, nhà giáo Phan Nhật Chiêu cho rằng, để phòng vệ văn hóa, cụ thể với truyện ngôn tình, cần chú trọng vào những yếu tố sau: Một là nhà trường phải giáo dục thẩm mỹ cho các em, dạy cho các em biết đọc sách gì, đọc sách như thế nào cho có ích. Hai là gia đình, cha mẹ phải hướng dẫn cho con cái đọc sách, chọn, tìm sách cho con đọc, hoặc hướng dẫn cho con tìm sách bổ ích để đọc. Ba là các NXB phải chọn lựa sách có chất lượng để in, không nên thả nổi việc xuất bản sách bằng kiểu liên kết xuất bản với các công ty tư nhân làm ăn cẩu thả. Nhà văn nói: “Hiện nay chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, phải có tư duy hiểu biết và mới mẻ. NXB phải có một người đọc có thẩm quyền và trình độ để dọc và duyệt những sản phẩm của mình, không nên giao cho những biên tập viên kém cỏi. Nhà nước không nên can thiệp sâu mà chỉ khuyến nghị các NXB phải do những người có tầm lãnh đạo, không thể bố trí những người kém hiểu biết”.

Một yếu tố khác cũng giúp tạo nên sự phòng vệ văn hóa, đó là công chúng. Hiện nay, trình độ và thị hiếu về văn hóa của công chúng đang xuống cấp thảm hại. Các sản phẩm văn nghệ có giá trị kém thì lại hút khách và ngược lại. Do đó, để phòng vệ văn hóa, cách phù hợp và hiệu quả nhất là nâng cao trình độ văn hóa, nhận thức, ý thức cùa công chúng. Bộ VH-TT&DL và Bộ TT&TT cần có những hoạt động văn hóa cao cấp mang tính nâng cao nhận thức cho người dân, phải có biện pháp chấn chỉnh những nhận thức, hành vi lệch lạc”. 

 

Thạc sĩ  Văn hóa học Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết: “Chúng ta không thể cấm đoán hết được mà chỉ có thể trang bị cho công chúng những hiểu biết về nghệ thuật văn hóa, nhất là văn hóa nghệ thuật truyền thống. Từ đó nâng cao ý thức, nhận thức cho họ, nhất là giới trẻ, biết thế nào là đẹp, thế nào là hay  để họ có cách phòng vệ thích đáng trước những sự xâm lấn văn hóa ngoại”.

Đức Khôi

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh