CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:57

Bảo tồn, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo

Phạm vi lập quy hoạch chùa là 13,5 ha, bao gồm toàn bộ khu vực bảo vệ I và bảo vệ II của di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo diện tích 4,18 ha và phần đất mở rộng về phía Đông và phía Đông Bắc của di tích thuộc địa phận xã Duy Nhất và xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, diện tích 9,32 ha.

Nhiệm vụ quy hoạch gåm: khảo sát, điều tra, sưu tầm tài liệu, tổng hợp dữ liệu, số liệu lịch sử, khảo cổ học, văn hóa, kinh tế-xã hội; đo, vẽ các hạng mục kiến trúc, cảnh quan di tích chùa Keo; khảo sát đo đạc địa hình tỷ lệ 1/500 khuôn viên di tích và phần đất dự kiến mở rộng di tích.

Bên cạnh đó, khảo sát tình trạng kỹ thuật của di tích; khảo sát, xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích (bao gồm cả việc nghiên cứu các di sản văn hóa phi vật thể gắn với chùa Keo), vai trò di tích trong mối liên hệ vùng.

Về đánh giá hiện trạng khu vực di tích, đánh giá cấu trúc địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, môi trường tự nhiên, mối quan hệ giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo; cấu trúc quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan khu vực.

Đánh giá tình hình kinh tế-xã hội của địa phương ảnh hưởng đến việc lập và triển khai quy hoạch; tình hình đầu tư các dự án bảo tồn, tu bổ các di tích, các dự án có liên quan hỗ trợ phát huy giá trị di tích, thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích và  các vùng lân cận; nghiên cứu, khảo sát cộng đồng dân cư tại địa phương, trong đó có cộng đồng các dân tộc gắn bó với di tích; phân tích các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Về định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, nhiệm vụ quy hoạch cần nêu rõ phương hướng chung đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của toàn khu vực quy hoạch; danh mục các đối tượng di tích cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với từng hạng mục di tích; nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

 Gác chuông độc đáo Chùa Keo.Anh:Dân Trí

Thủ tướng giao UBND tỉnh Thái Bình chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan tổ chức lập và trình duyệt đồ án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo theo quy định; bố trí nguồn vốn, phê duyệt tự toán chi phí lập quy hoạch và các chi phí khác có liên quan đến công tác lập quy hoạch.

Chùa Keo được xây dựng vào thế kỷ XVII (1632),gồm 21 hạng mục lớn, nhỏ (154 gian). Trải qua trên 300 năm, chùa đã được tu bổ, tôn tạo nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941, 1957, 2004.  

Chùa Keo ngoài việc thờ Phật còn thờ Thánh (tiền Phật hậu Thánh). Vị Thánh được thờ ở đây là Dương Không Lộ - một nhà sư thời Lý có trình độ hiểu biết sâu sắc về Phật học. Dương Không Lộ vừa được thờ như một vị tổ sư, vừa như một vị Thành Hoàng làng, nên điều khác biệt trong kiến trúc

Chùa Keo là trước tòa Đền Thánh có thêm một tòa Giá Roi. Chùa Keo còn có một công trình kiến trúc độc đáo, đó là gác chuông. Gác chuông được làm theo dạng thức chồng diêm cổ các, gồm có 3 tầng, 12 mái, khung gỗ, mái lợp ngói mũi hài. Đây là một kiến trúc thời Lê, được đánh giá là gác chuông to, đẹp nhất Việt Nam và được chọn làm một trong những biểu tượng văn hóa của đất Thái Bình. 

 

NT

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh