CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:25

Bảo tồn di sản kiến trúc trong lòng Hà Nội

Di sản kiến trúc chưa được coi trọng

Di sản kiến trúc là những đình, đền, miếu, mạo thể hiện văn hóa tín ngưỡng của các cộng đồng ngụ cư tại Hà Nội từ bao đời nay, những ngôi nhà Pháp cổ, mang đậm phong cách kiến trúc Châu Âu, lịch lãm, sang trọng và thêm vào đó là những khu chung cư thời bao cấp, như các khu nhà đặc trưng Văn Chương, Giảng Võ, Kim Liên, Nam Đông, Trung Tự,…

Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn nói về Bảo tồn di sản văn hóa kiến trúc Hà Nội

Tất cả đều là những hiện vật lưu giữ ký ức, phản ánh sống động lịch sử phát triển qua từng thời kỳ của Hà Nội. Tiếc rằng, tất cả những di sản văn hóa này đều đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Thay vào đó là sự xuất hiện của những tòa nhà cao tầng hiện tại, những công trình xa hoa đủ hình dáng, màu sắc.

Những kiến trúc xưa được thay thế bằng các tòa nhà "siêu quảng cáo"

 Dường như rất khó để có thể nhìn thấy những đền, miếu trong lòng Hà Nội hiện nay vì bề mặt của những chốn linh thiêng ấy đang dần được “che chắn” bằng những tấm phông bạt đủ kiểu. Thậm chí đã từng có những di sản bị gạch tên khỏi danh sách cần được bảo tồn vì có “quá nhiều” di sản.

Chia sẻ Tại Hội thảo “Bảo tồn di sản văn hóa trong lòng Hà Nội”, Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn cho biết: Bản thân là một người con được sinh ra tại phố cổ, vấn đề nhức nhối về Hà Nội trong tôi là sự bảo tồn kiến trúc chưa được coi trọng, chính vì thế dẫn đến cách đối xử của người dân cư ngụ chưa đúng mực đối với các di sản trong lòng thành phố.

 Cần có những kế hoạch hợp lý

Câu chuyện về bảo tồn kiến trúc không bao giờ dừng chân tại một chỗ, đặt biệt là trong một cơ chế thị trường thay đổi liên tục như hiện nay. Những căn nhà cứ vài ba tháng là đổi chủ, kéo theo đó là bề mặt của ngôi nhà đó cũng phải thay đổi. Họ lắp đặt những biển hiệu siêu khủng, treo kín phần “mặt tiền” của ngôi nhà để quảng cáo dịch vụ, cửa hàng.

Một góc nhỏ còn mang nét xưa của Hà Nội

Rất nhiều những hiện thân của lịch sử của Hà Nội đã và đang bị phá hủy, điều này dẫn tới một thực trạng là chỉ trong một khoảng thời gian trong tương lai nữa thôi là Thủ đô rơi vào tình trạng mất hoàn toàn “ký ức”.

Dẫu biết rằng để đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị cần phải có những kế hoạch quy hoạch thay đổi. Nhưng không có nghĩa là thay đổi toàn bộ bề mặt của Thủ đô. Nếu với cách làm như vậy, thì không bao lâu nữa Hà Nội sẽ không còn những gì thuộc về di sản kiến trúc.

Cuộc sống yên bình cùng với những hiện thân của lịch sử

Ai trong chúng ta cũng đều mưu cầu một cuộc sống an toàn hơn nhưng chúng ta cần phải có một cách nhìn khác khi đó là những di sản lưu giữ ký ức một thời của cha ông chúng ta. Nếu một đô thị mà không có ký ức, không có nền móng thì liệu tương lai sẽ phát triển theo hướng nào.

Ông Trần Vi Ánh- Ủy viên Ban chấp hành Kiến trúc sư Hà Nội chia sẻ: Những người làm kiên trúc cần phải có một cách làm khác đi, để làm sao vừa làm tốt công tác thiết kế xây dựng mà vừa góp phần vào công cuộc bảo tồn các di sản kiến trúc của Thủ đô, không để mất đi bất cứ một mảnh ký ức nào nữa.

MINH YẾN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh