Bão số 16 có thể giật cấp 15, đổ bộ Vũng Tàu - Cà Mau
- Tây Y
- 13:42 - 24/12/2017
Tại cuộc họp trực tuyến ứng phó với bão Tembin, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV TƯ cho biết, lúc 7h sáng 23/12, bão vẫn đang hoạt động gần khu vực phía Đông đảo Palawan, Philippines với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 13.
Những giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo phía Tây với tốc độ 20-25km/h và dự kiến, rạng sáng 24/12 sẽ đi vào biển Đông nước ta, trở thành cơn bão số 16.
Ông Cường đánh giá, bão số 16 là cơn bão muộn mạnh nhất từ trước tới nay. Ảnh: T.Hạnh
“Các trung tâm khí tượng của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hong Kong đều nhận định sau khi đi vào biển Đông, bão số 16 sẽ liên tục mạnh thêm, cao nhất khi vào đến phía Tây đảo Trường Sa có thể đạt cấp 11-12, giật cấp 15, hướng vào Nam Bộ, ảnh hưởng trực tiếp Bà Rịa Vũng Tàu - Cà Mau vào đêm 25, rạng sáng 26/12”, ông Cường thông tin.
Tuy nhiên do hoàn lưu bão lệch về phía Bắc và phía Tây nên vùng có gió lớn có thể mở rộng đến Bắc Bình Thuận.
Ông Cường cho biết thêm, dù có không khí lạnh bổ sung nhưng cường độ yếu nên khó tác động đến quỹ đạo và cường độ bão.
“Khi vào bờ, bão có thể giảm nhẹ cấp nhưng thời gian từ đảo Trường Sa vào đến đất liền chưa đến 1 ngày nên tốc độ yếu đi chưa rõ ràng. Do đó cần ứng phó với phương án bão đổ bộ cấp 10-11, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4”, ông Cường nói.
Thậm chí nếu bão vẫn giữ nguyên cấp 12, giật cấp 15 khi đổ bộ thì lần đầu tiên phải nâng cấp độ rủi ro lên cấp 5 - cấp thảm họ.
Ảnh mây vệ tinh bão Tembin. Ảnh: NCHMF
Do bão di chuyển nhanh nên lượng mưa tại Nam Bộ không lớn, phổ biến 100-200mm, các vùng xa hoàn lưu bão mưa ít hơn.
Tuy nhiên sóng biển dâng rất cao tại những nơi bão đi qua. Tại Trường Sa và đảo Song Tử Tây có thể dâng cao 10m, ngoài khơi Trung Bộ, Nam Bộ sóng cao 6-8m. Nước dâng do bão từ 0,5-1m.
“Diễn biến cơn bão Tembin rất phức tạp. Đây là cơn bão cuối mùa, bão vào muộn cuối tháng 12 thì 10 năm mới có 1 cơn, nhưng muộn và mạnh tới cấp 12 như thế này thì Việt Nam chưa từng ghi nhận”, ông Cường đánh giá.
Nếu bão giữ cấp 10-11 hoặc đạt cấp 12 khi đổ bộ thì đây sẽ là cơn bão mạnh nhất vào Nam Bộ từ trước đến nay. Trước đó, cơn bão Linda năm 1997 với sức gió mạnh cấp 10-11, đổ bộ vào Nam Bộ đã khiến hơn 2.000 người chết.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Ngăn Ngừa Bệnh Tim Và Đột Quỵ Ở Người Cao Tuổi: Bí Quyết Sống Khỏe Mạnh Và An Toàn
Bệnh tim và đột quỵ ở người cao tuổi là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng ngừa và vai trò của y học hiện đại...
4 tháng trước
Tin nên đọc