Bàn về đồng tiền và chức quyền
- Văn hóa - Giải trí
- 03:30 - 07/08/2015
Ảnh minh họa.
Như ở các doanh nghiệp cổ phần, người nhiều tiền dẫu có i tờ về chuyên môn, nghiệp vụ, bất chấp đạo đức, nhân cách tốt, hay xấu vẫn nghiễm nhiên được ngồi vào cái ghế cao nhất, sang trọng nhất của đơn vị.
Trong thực tế, nhiều người từ con số không ấy, bằng nghị lực phấn đấu , tu dưỡng và không ngừng học tập, rèn luyện đã thu được những thành quả rực rỡ. Sự “lao tâm, khổ tứ” của họ không những góp phần làm cho doanh nghiệp ngày càng “ăn nên làm ra”, phát triển ổn định, mà cá nhân họ cũng trở thành những doanh nhân thành đạt được người đời ngưỡng mộ.
Bên cạnh đó, một số người khi được ngồi chệm chễ trên ghế cao, trị vì doanh nghiệp nhờ quá trình góp vốn, mua cổ phiếu trở thành cổ đông lớn nhất, hay đại diện cho nhóm cổ phần lớn, lại tung tẩy vênh vang quyền lực, mà quên vai trò, trách nhiệm của người quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp. Không ít ngân hàng ở ta có những ông chủ tịch như thế. Dẫn đến hậu quả, nhiều ông lâm vào vòng lao lý. Đau hơn, cay nghiệt hơn, nhiều ngân hàng bị mua lại với cái giá 0 đồng, nhiều người “lao xuống vực” cùng với ông chủ bất lương, bất tài.
“Có thực mới vực được đạo”, có khác gì với việc có tiền, có chức không?. Có lẽ không có gì khác cả. Dùng thực chân chính thì mới có đạo lương thiện. Quy luật nhân quả luôn công bằng với mọi sự việc, sự vật. Những kẻ sử dụng “tiền bẩn”, lợi dụng quyền lực một cách ngông cuồng, thực hiện những âm mưu đen tối, ắt hẳn phải nhận hậu họa đích đáng.
Âu đó cũng là bài học cho bao người. Cụ Nguyễn Du từng khuyên:”Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Tài cũng phải biết dụng đúng lúc, đúng nơi. Có chức, có quyền mà chẳng có thực lực chuyên môn, chẳng có tư cách đạo đức, thì chức quyền ấy là cả một thảm họa lớn. Thảm họa gây ra không chỉ cho cá nhân, mà còn cho cả cộng đồng.