THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:34

Ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển đánh bắt xa bờ

 

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các Bộ: Tài chính, NN&PTNT cần tập trung vào một số đối tượng cụ thể để thực hiện cơ chế hỗ trợ một lần như tàu dịch vụ hậu cần công suất lớn. “ Dự thảo Quyết định không nên phân biệt loại tàu sắt, tàu gỗ hay tàu có vỏ là vật liệu mới, đồng thời yêu cầu Bộ NN&PTNT rà soát nhu cầu của ngư dân và tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại tàu để xây dựng kế hoạch vốn thực hiện Quyết định…”- Phó Thủ tướng chỉ đạo và đề nghị các bộ, ngành đánh giá tác động và thực trạng việc thực hiện Nghị định 67 và Nghị định 89 để xây dựng Quyết định của Thủ tướng nhằm tránh việc các chính sách cản trở nhau trong khi thực hiện.

Đội tầu đánh bắt xa bờ của tỉnh Quảng Ngãi

Dự thảo Quyết định này quy định đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân (chủ tàu) đặt hàng đóng mới và sở hữu tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên, bao gồm cả mua mới máy móc, trang thiết bị hàng hải, thiết bị phục vụ khai thác, ngư lưới cụ, trang thiết bị bảo quản hải sản, bảo quản hàng hóa, bốc xếp hàng hóa phục vụ hoạt động khai thác hải sản.

Thu mua hải sản từ tầu đánh bắt xa bờ

Theo báo cáo của các cơ quan liên quan, sau gần 2 năm thực hiện Nghị định 67, hệ thống ngân hàng đã tiếp nhận 770 hồ sơ đăng ký vay vốn ưu đãi đóng tàu đánh bắt xa bờ, trong đó 533 hồ sơ đã được ký duyệt trong tổng số 2.284 tàu cần phải đóng từ nay tới năm 2020. Tới nay, đã có 156 tàu đánh bắt xa bờ được hạ thủy. Với tàu dịch vụ hậu cần, ngư dân đã đăng ký 209 tàu, trong đó, 76 tàu ký hợp đồng vay vốn tín dụng theo Nghị định 67 và đã có 26 tàu loại này đi vào hoạt động. Từ kết quả trên, các bộ, ngành cho rằng việc thực hiện Nghị định 67 và sau này là Nghị định 89 đang diễn ra thuận lợi.

Ngọc Thanh/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh