Bài thuốc khiến quý ông "cứng như đanh"
- Sức khỏe
- 21:15 - 28/02/2016
Cây “cù boong nậu” và “cứu nhiêu nị” kết hợp là tiên dược cho phái mạnh.
Cánh mày râu người Dao ở Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái luôn tự hào dẻo dai, đặc biệt trong khoản làm hài lòng chị em. Cánh nam giới nơi đây có may mắn được sống trên kho thảo dược, trong đó có những vị thuốc vô cùng quý khiến nhiều người phải thèm khát.
Thần rừng đã ban cho phụ nữ bài thuốc hỗ trợ khi sinh đẻ, cánh nam giới cũng có bài thuốc quý dắt lưng “cứu nhiêu nị” (sức chín trâu) kết hợp với cây “cù boong lậu” (cứng như dùi đục).
Hai bài thuốc quý khiến người Dao phải đặt ra một quy định là con trai dưới 20 tuổi không được sử dụng. Lý do được đưa ra là bà con không muốn cánh thanh niên sung quá mà gây ra hậu quả. Vị thuốc quý mọc tít trên những triền núi đá, sau cả trăm năm mới được khai thác. Chẳng thế mà ai may mắn kiếm được vị thuốc này là được bà xã thưởng lớn.
Sức chín trâu
Nhớ lại lúc gặp ông Bùi Văn Ngoạn, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nậm Búng, hỏi về tình hình sức khỏe của nhân dân, ông Ngoạn cười tủm: Anh cứ vào bản Dao mà tìm hiểu. Tại sao các bậc cao niên ở nơi này lại có sức vóc hơn người? Đó là do họ được ăn lộc rừng. Bản thân anh em miền xuôi công tác tại xã cũng được thơm lây đấy.
Ở bản Nậm Bươi có gia đình ông Triệu Tài An được coi là người biết nhiều bài thuốc hay nhất bản. Ông An đang ngồi bó ngối bên bếp lửa. Giữa ngày đông tháng giá, công việc đồng áng đã xong nên bà con người Dao có chút thời gian nghỉ ngơi.
Ông An đã có cháu nội, cháu ngoại đề huề nhưng nom ông còn khỏe lắm. Nước da bánh mật nhuộm màu nắng gió. Dáng người dong dỏng nhưng ánh mắt sắc lẹm. Giọng nói sang sảng. Ông vẫn có thể lên rừng đi kiếm thuốc và đi săn cả tuần trời mà không biết mệt.
Ông Triệu Tài An rất tự hào về bài thuốc của dân tộc mình
Có khách quý đến, thay vì pha trà, ông mang thứ nước thuốc có màu cánh gián ra mời. “Người Dao ít uống trà lắm. Nước lá, nước rễ cây uống quanh năm. Thứ thuốc giúp người ta bình tâm, an thần, giải độc rất tốt. Chẳng thế mà ở cái bản này, từ xưa đến nay hiếm người mắc bệnh nan y. Đặc biệt là cánh đã lên lão như chúng tôi tuổi cao nhưng lại “già” không đều”, ông An chia sẻ.
Loài cây thuốc quý này sống trên triền núi cao thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, thuở trước, ông An chỉ cần vào rừng nửa buổi là kiếm được cả gùi to. Nay đi một ngày, may lắm mới kiếm được một cây. Thứ cây thân dây leo này thường mọc ở nơi rừng rậm treo leo bên vách đá. Rễ của chúng cũng cắm sâu vào các khe đá mà hút lấy dưỡng chất và khí trời.
Trong góc nhà của ông An còn giữ lại được 2 đoạn rễ cây. Loại có màu đỏ, rắn như dùi đục là cây “cù boong lậu”. Loại này phải dùng rìu của đám thợ sơn tràng khi xưa mới có thể chặt nổi.
Ngày đầu nghe tin bài thuốc độc đáo của người Dao, nhiều người sững sờ không tin về công dụng của nó. Họ tìm đến nhà ông An, ông không giải thích nhiều mà cho họ vài đoạn rễ cây về ngâm rượu dùng thử và chưa lấy tiền. Ông khẳng định như đinh đóng cột: “Bao giờ thuốc có công dụng, các anh đến trả công tôi đi tìm thuốc cũng chưa muộn”. Và từ nhiều năm bốc thuốc giúp người đến giờ, ông chưa phải cho ai thuốc không bao giờ. Họ đều quay lại hậu tạ ông vì công dụng quá hiệu nghiệm của bài thuốc quý.
Cấm trẻ dưới 20 tuổi
Bao đời sống cùng rừng sâu, núi thẳm nên bà con người Dao cũng đặt ra những quy định riêng về ứng xử với rừng. Họ không bao giờ khai thác rừng một cách ồ ạt mà chỉ xin rừng một phần.
Dù biết cây “cứu nhiêu nị” là bài thuốc tốt, họ cũng chỉ lấy đủ dùng là thôi, chứ không ai gom hàng một cách ồ ạt. Thuốc quý, công dụng tức thì, nhưng cánh trai tráng cũng được các cụ truyền lại cách ứng xử với thuốc. Trong đó có một quy định bất di bất dịch là ai dưới 20 tuổi thì không được dùng bài thuốc này.
Lý do các cụ đưa ra là đang ở độ tuổi còn non tơ, đám trai ngựa non háu đá, dùng thuốc vào tựa như hổ mọc thêm cánh, chúng sẽ hung hãn hơn và dễ làm những điều trái với lương tâm đạo đức.
Anh Triệu Tài Pây năm nay đã ngoài hai mươi tuổi cũng được các cụ dạy rất kĩ về cách sử dụng thuốc. “Chỉ có những người ở nơi khác, bất chấp quy định, cố sử dụng thuốc quý khi chưa đủ tuổi đã mang họa vào thân. Người Dao hào phóng thật nhưng ai mà đến xin thuốc khi chưa đủ tuổi, các cụ không bao giờ chỉ cho”, anh Pây tâm sự. Bản thân anh Pây cũng chưa dám sử dụng loại tiên dược này. Lý do mà anh đưa ra là cái gì cũng cần phải thuận theo tự nhiên. Khi nào sức khỏe đi xuống, ta cần “xốc” lại thì mới dùng đến thuốc.
Gia đình ông Triệu Tài An đang nhân giống cây “cứu nhiêu nị”
Mang tiếng là thầy thuốc nhưng trong nhà ông An không hề có cây thuốc nào. Như đoán được thắc mắc của vị khách lạ, ông An giãi bầy, kiếm được cây nào là có người đến lấy cả rồi. Đặc biệt là mấy ông doanh nghiệp cỡ bự ở thị xã Nghĩa Lộ tham lam lắm, đặt mua cây “cứu nhiêu nị” và “cù boong lậu” trước cả năm trời. Đắt mấy họ cũng mua.
Ngày nào họ cũng gọi điện cứ như mình mắc nợ họ. Hóa ra thứ cây mà làm cho cánh nam giới có thể vênh vênh tự đắc đó từ nhiều năm qua bị săn lùng ráo riết, nên số lượng cứ giảm dần. “Nhiều lần đi cả ngày trong rừng mà không kiếm được cây nào”, ông An thở dài.
Ông An năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, nom ông còn gân guốc,tráng kiện lắm. Bản thân ông không dám dùng bài thuốc này vì lỡ uống vào là phải rời bản. “Giờ ở cái tuổi này, mình phải làm gương cho con cháu”, ông An vừa nói vừa phân bua.
Theo mô tả của ông An, giống cây này mọc trên núi đá. Rễ của chúng cũng ăn sâu vào khe đá để hít dưỡng chất. Cây càng lâu năm thì càng quý. Xưa người Dao đi thấy thuốc, không bao giờ chặt ngang cây hoặc trốc cả rễ. Họ chỉ lấy một phần thân, để lại cây chính để sang năm cây lại ra thêm. Cái quy tắc sống hài hòa cùng thiên nhiên của người Dao giờ đây đã bị xâm phạm.
Từ khi đường sá đi lại thuận tiện, nhiều người biết đến bài thuốc quý này, nhiều người coi việc đi tìm thuốc là cách kiếm sống. Sau mỗi năm, số cây bị nhổ tận gốc trốc tận rễ đưa ra khỏi rừng nhiều hơn. Bản thân người Dao nhiều lúc muốn tìm bài thuốc này cũng gặp vô cùng gian khó. Họ phải đi xa, sang tận rừng Ngọc Chiến (huyện Mường La, Sơn La) tìm kiếm.