THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:03

Bác sĩ mách nước phòng hăm kẽ ở trẻ em

Bé quấy liên tục vì hăm
Chị Nguyễn Thu Tr., 26 tuổi, đưa con đến chỗ chúng tôi trong tình trạng cháu quấy khóc liên tục trên tay chị. Cháu mới được 3 tháng tuổi, cháu trai đầu, da khá trắng, nhưng ngặt nỗi cháu khóc quá. Chúng tôi tiếp nhận cháu trên tay và cho vào phòng kiểm tra. Mở tã và bỉm của cháu ra thì chúng tôi ngạc nhiên khi thấy vùng mông của cháu đỏ hỏn. Toàn bộ vùng mông, háng, hai bên nếp bẹn, bùi, lan lên cả bộ phận sinh dục các nốt chấm nhỏ li ti đỏ ửng. Chúng tôi hiểu ra vấn đề bé quấy khóc chính là hăm kẽ mức độ nặng.
Theo như lời trần tình của chị Thu Tr., ngày nào chị cũng rửa cho cháu, ngày nào cũng vệ sinh cho cháu đầy đủ sáng tối nhưng không hiểu sao dạo này mông cháu đỏ thế. Chị đã xuống hiệu thuốc kể với cô bán thuốc. Cô ấy bảo về nhà cứ bôi kem phenergan là khỏi. Chị Thu Tr. có bôi như hướng dẫn nhưng càng ngày chị càng thấy vết đỏ lan rộng hơn. Ban đầu chúng còn không bóng, sau thì chúng đỏ lừng, bóng nhẫy. Ban đầu nếp gấp bẹn còn không có dịch nước vàng, sau thì có lấm tấm dịch nước vàng chảy ra. Chị càng bôi thì dịch nước càng ướt. Chị thực sự lo lắng.
Trường hợp như của cháu nhỏ nhà chị Thu Tr là một trường hợp hăm kẽ mức độ nặng.
Thực chất hăm kẽ chỉ là một dạng nhiễm khuẩn ngoài da do vệ sinh chưa tốt. Hăm kẽ thường xuất hiện ở nếp gấp bẹn, nếp lằn mông hoặc khe mông. Chỉ cần điều trị và giữ vệ sinh ngay từ đầu thì bé sẽ khỏe mạnh và không bị hăm kẽ xảy ra. Nhưng nếu để

nốt đỏ lan rộng thì hăm kẽ trở nên một mức độ nặng.

Ảnh: Internet

Mách nước phòng ngừa đơn giản
Việc điều trị hăm kẽ không khó. Bạn chỉ cần đưa tới bác sỹ, tại đó bác sỹ sẽ kê thuốc bôi cho bạn thích hợp. Việc điều trị chỉ kéo dài từ 3-4 ngày là khỏi.
Mấu chốt quan trọng, bạn cần biết cách phòng ngừa cho bé để hăm kẽ hoặc là không xảy ra hoặc là không tái phát.
Bạn hãy làm theo hướng dẫn sau của chúng tôi.
- Thứ nhất, nếu bé còn mặc tã, ngay khi bé đi tè ướt hoặc bé đi ị ra tã, bạn cần thay ngay cho bé. Nếu bé đi ị, bạn cần rửa sạch, đừng nên chỉ dùng khăn ướt hoặc khăn xô lau, không đảm bảo vệ sinh hết vi khuẩn đường ruột bám vào da. Nếu bé đi tè, bạn cũng cần dùng khăn lau sạch. Sau đó mới mặc tã mới.
- Thứ hai, dù thay cho bé, lau cho bé, rửa cho bé hay tắm cho bé, bạn cần phải lau khô bằng khăn xô dầy, thấm nhẹ nhàng rồi mới thay tã mới. Chỉ cần một vài giọt nước đọng lại thì hăm kẽ cũng xảy ra ngay vài ngày sau đó.
- Thứ ba, nếu bé nhà bạn thuộc diện bụ bẫm, các nếp gấp sâu và khít vào nhau, bạn cần bôi một lớp phấn giôm để làm khô. Thực chất lớp phấn này có tác dụng thấm hút mồ hôi mà thôi.
- Thứ tư, không nên mặc bỉm suốt cả ngày. Bỉm sẽ thấm nước tiểu, thấm cả những lần són phân nhỏ. Toàn bộ vùng hậu môn sinh dục của bé sẽ ngâm trong hơi nước tiểu và hơi nước phân, sẽ trở nên kém lành mạnh. Bỉm đồng thời kín, ấm tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Nhất là khi bé chạy nhảy. Chúng tôi khuyên bạn chỉ nên đóng bỉm cho bé ban tối. Còn nếu ban ngày, sau 2h đóng bỉm bạn phải mở ra 15 phút cho bé khô thoáng.
- Thứ năm, mặc dù đã vệ sinh sạch sẽ, mặc dù đã chỉ đóng bỉm ban đêm mà hăm kẽ vẫn xảy ra thì bạn cần tính đến nước thay một loại bỉm khác. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bỉm khác nhau. Có loại có khả năng thấm hút tốt nhưng chống trào ngược không tốt, có loại chống trào ngược tốt nhưng khả năng sát khuẩn không tốt, không loại bỉm nào có đặc tính giống loại bỉm nào. Khi đó, bạn cần thử thay đổi loại bỉm đang sử dụng cho bé yêu. Tình hình sẽ được cải thiện.
- Thứ sáu, khi chăm bé ở nhà, cứ 2h bạn cần kiểm tra tã, quần, bỉm một lần xem bé có hiện tượng tè hay không. 2h là khoảng thời gian an toàn ngăn chặn vi khuẩn hăm kẽ chưa kịp sinh sôi và gây bệnh.

BS. Cao Nam Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh