CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:02

Bác sĩ mách cách xử trí khi da bị cháy nắng

Sau khi đi tắm biển về, cô gái trẻ ở Hà Nội thấy rát đỏ ở vùng da hở, kèm theo ngứa rất nhiều. Tuy nhiên thay vì đi khám, cô lại ra hiệu thuốc gần nhà và được chẩn đoán bị zona, nên bôi acyclovir.

Tuy nhiên, tình trạng da không cải thiện, bệnh nhân rát đỏ hơn nhiều, tổn thương xuất hiện bọng nước. Lúc này cô mới đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám. 

ThS.BS Đặng Bích Diệp, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) cho biết đây là một trường hợp điển hình bị cháy nắng, bỏng nắng nhưng điều trị không phù hợp khiến tổn thương da càng nặng hơn. Thời gian gần đây, Bệnh viện tiếp nhận một số trường hợp tổn thương da cháy nắng, bỏng nắng.

Bác sĩ mách cách xử trí khi da bị cháy nắng - Ảnh 1.

ThS.BS Đặng Bích Diệp, Bệnh viện Da liễu Trung ương khám cho bệnh nhân.

Theo BS Diệp, với mật độ tia UV cao vào những ngày trời nắng gắt thì nguy cơ gây ra tổn thương da cấp tính, dễ gặp đối với nhóm đối tượng có hoạt động công việc ngoài trời kéo dài hoặc những trường hợp bệnh nhân sau khi đi tắm nắng, đi biển về. 

Bệnh nhân đến bệnh viện có biểu hiện ban đầu là cháy nắng, với các tổn thương là các mảng da ở vùng da hở tiếp xúc với ánh nắng sẽ bị đỏ, sưng tấy. Bệnh nhân sẽ có cảm giác châm chích, khó chịu, ngứa ngáy, có thể gây hiện tượng lột và bong da. 

Trường hợp nặng hơn sau tiếp xúc từ 2 - 6 giờ bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, da nổi bọng nước và tổn thương trên diện rộng.

Đây là các dấu hiệu của tình trạng bỏng nắng, cháy nắng. Cách xử trí khi bị cháy nắng là làm mát ngay vùng da bị tổn thương, bác sĩ Diệp cho biết. 

Bác sĩ mách cách xử trí khi da bị cháy nắng - Ảnh 2.

Theo BS Diệp, nguyên tắc xử trí những trường hợp bị cháy nắng là mát ngay lập tức vùng da bị tổn thương.

Cụ thể: 

- Chườm khăn mát hoặc ngâm mình trong nước mát lạnh để hạ nhiệt giúp cho do da hồi phục.

- Sau đó có thể đắp mặt nạ dưỡng ẩm làm mát.

 Hoặc bôi kem dưỡng ẩm làm dịu với thành phần chứa lô hội và nha đam.

- Trường hợp nặng hơn có thể đến bác sĩ để được kê và chỉ định các thuốc phù hợp 

- Hạn chế tối đa việc tiếp tục tiếp xúc với ánh nắng, che chắn tốt, phải bôi kem chống nắng, không bóc tổn thương da bong và cậy các bọng nước sẽ làm các tổn thương da khó hồi phục hơn.

Theo Bs Diệp, thời gian da cần để hồi phục phụ thuộc vào mức độ nặng của tổn thương, tình trạng da của người bệnh và các biện pháp chăm sóc phù hợp. Nếu không được chữa trị kịp thời, nó có thể gây hiện tượng tăng sắc tố lâu dài, chăm sóc không tốt có thể gây đến tình trạng bội nhiễm ở da. 

Khuyến cáo tránh tình trạng cháy nắng, bỏng da trong thời tiết nắng nóng

BS Diệp cho biết, trong thời tiết nắng nóng, chỉ số UV cao thì chúng tôi khuyến cáo người dân:

- Hạn chế tối đa ra trời nắng từ thời gian cao điểm từ 10h đến 14h giờ chiều, mật độ tia UV cao rõ rệt.

- Nếu bắt buộc phải ra ngoài nắng cần có phương pháp chống nắng tốt phù hợp như phải đeo khẩu trang, đội mũ nón, đeo kính râm, mặc quần áo dài tay chống nắng, bôi kem chống nắng phù hợp với loại da của mình đúng và đủ …

- Uống đủ nước cho cơ thể là biện pháp hữu ích hạn chế những tác hại của ánh nắng, da khô dễ bị nhạy cảm với ánh nắng, việc bổ sung các loại hoa quả, nước ép trái cây, vitamin đặc biệt vitamin C, chất chống oxy hóa giúp cơ thể đề kháng tốt hơn với tia UV cũng sẽ giúp da có sức đề kháng tốt hơn....

BP (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh