THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:39

ASEAN - OSHNET nâng cao các tiêu chuẩn về ATVSLĐ

Nâng cao hình ảnh của ASEAN

Kể từ khi ra đời năm 1999, ASEAN - OSHNET đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các tiêu chuẩn về ATVSLĐ tại khu vực. Năm 2006, ATVSLĐ được thêm vào như là một lĩnh vực ưu tiên trong chương trình làm việc của các Bộ trưởng Lao động ASEAN, đem đến sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn cho mạng lưới thực hiện phương pháp tiếp cận phù hợp nhằm cải thiện ATVSLĐ tại khu vực. ASEAN - OSHNET đã phát triển kế hoạch hành động nhằm xây dựng các khung ATVSLĐ quốc gia và các tiêu điểm, sau đó chuyển sang nâng cao hình ảnh của ATVSLĐ tại khu vực và đưa ra các công cụ thay thế cho việc kiểm chuẩn các bài thực hành về ATVSLĐ của các nước thành viên dựa trên các bài thực hành toàn cầu tốt nhất.

Nhằm tiếp tục nâng cao các tiêu chuẩn ATVSLĐ, hành động và năng lực tại ASEAN, ASEAN - OSHNET sẽ phải đáp ứng môi trường kinh doanh mở và các công nghệ nổi bật bằng cách tiếp tục cập nhật những sự phát triển mới nhất của ATVSLĐ; xem xét thay thế  những bài thực hành, các tiêu chuẩn về ATVSLĐ không còn thích hợp. Hỗ trợ các nước thành viên phát triển và duy trì khung ATVSLĐ, thông qua việc chia sẻ các thách thức thông thường về ATVSLĐ và hướng giải quyết. Theo đó, các sáng kiến sau đây sẽ được Hội nghị thường niên Ban điều phối mạng ATVSLĐ ASEAN - OSHNET lần thứ 17 xem xét, thực hiện:  Tăng cường các tiêu chuẩn về ATVSLĐ trong AMS, nhằm đảm bảo độ phủ sóng thích hợp với dân số lao động phù hợp với môi trường kinh tế xã hội thay đổi. Các tiêu chuẩn này phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế như Công ước 155 và 187 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

Huấn luyện ATLĐ cho công nhân. 

  Xây dựng khả năng và năng lực thanh tra về ATVSLĐ. Đảm bảo các cơ quan thanh tra có nguồn lực đầy đủ để thực hiện thẩm quyền. Chẳng hạn, những tiêu chuẩn thanh tra thông thường về ATVSLĐ (ví dụ: danh sách kiểm tra) có thể được phát triển cũng như các bài thực hành và hợp tác với các đối tác như Hiệp hội Thanh tra lao động quốc tế (IALI). Tăng cường năng lực quản lý rủi ro tại ASEAN. Quản lý rủi ro đem đến một nền tảng cho việc phòng, chống và các tiêu chuẩn hay của ATVSLĐ. Vì vậy việc xây dựng những năng lực mạnh về quản lý rủi ro tại khu vực rất quan trọng.

Hợp tác chặt chẽ hơn với các tổ chức bồi thường về tai nạn lao động nhằm tăng cường các tiêu chuẩn của ATVSLĐ và việc thực hiện nó. Chia sẻ về mục tiêu phòng, chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp...

Duy trì văn hóa làm việc nhằm phòng, chống ATVSLĐ hiệu quả

ASEAN - OSHNET cần sự cam kết mạnh mẽ của tất cả những người tham  gia và kết hợp các bài học thực tiễn hay về an toàn và vệ sinh tại nơi làm việc nhằm thúc đẩy việc cải thiện thực hiện ATVSLĐ. Để đạt được điều này, ASEAN - OSHNET cần chủ động hơn trong những nỗ lực đẩy mạnh ATVSLĐ tại khu vực.

Những hoạt động này có thể  gây ảnh hưởng tới các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, công nhân và lớn hơn là cộng đồng nhằm thay đổi nhận thức của họ và thuyết phục họ về những lợi ích khi thực hiện các bài học thực tiễn hay về ATVSLĐ. Điều này sẽ giúp tạo ra và nuôi dưỡng một văn hóa phòng chống mạnh mẽ về ATVSLĐ tại khu vực. Theo đó, những sáng kiến sau sẽ được thực hiện: Phát triển giải thưởng ASEAN - OSHNET, trao định kỳ 1 năm/lần (năm 2016 sẽ được trao lần đầu tại Việt Nam) và giải thưởng này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp địa phương trước nhất.

Tiếp tục tổ chức tốt hơn Hội nghị ASEAN - OSHNET và khảo sát các hội nghị quốc tế được tổ chức tại ASEAN. Điều này sẽ tăng cường sự hiện diện của ASEAN - OSHNET trên đấu trường quốc tế. ASEAN - OSHNET cũng chia sẻ thông tin và lịch trình của các hội nghị quốc tế trong mạng lưới của mình. AMS được khuyến khích nên có một chiến dịch quốc gia về ATVSLĐ hàng năm. Các hoạt động quảng bá có thể diễn ra trong một ngày hoặc một tuần và được phối hợp với ASEAN - OSHNET. Thông tin về các hoạt động được chia sẻ trong AMS trên website của ASEAN - OSHNET cũng như CBM.

Tăng cường hợp tác đào tạo giữa ASEAN - OSHNET. Phát triển một danh sách các chuyên gia ATVSLĐ khu vực và quốc tế mà AMS có thể kết nối để cung cấp đào tạo. Các quốc gia thành viên ASEAN cũng nên chia sẻ các khung đào tạo ATVSLĐ và xác định được nhu cầu đào tạo về ATVSLĐ. Ngoài ra, ASEAN - OSHNET có thể phát triển một trung tâm đào tạo với sự hỗ trợ của các đối tác của ASEAN - OSHNET để cung cấp các chương trình đào tạo.

Tiếp tục các hoạt động về kiểm soát và phòng, chống HIV tại nơi làm việc. Rà soát lại các sáng kiến tồn tại sẽ được thực hiện nhằm đánh giá lại các vấn đề trọng tâm. Để bắt đầu, các hướng dẫn của ASEAN về hành động cần thiết tại nơi làm việc cho các doanh nghiệp về Phòng chống và Quản lý HIV.

THIỀU VĂN LÝ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh