Apple bí mật đăng ký bản quyền cho thanh công cụ cảm ứng trên MacBook
- Công nghệ mới
- 16:01 - 21/10/2016
Thanh công cụ “thần kỳ” trên Apple Macbook mà chúng ta hằng mơ ước có vẻ như là sự thật.
The Trademark Ninja, trang web nổi tiếng về việc phát hiện ra những vụ đăng ký thương hiệu hàng hóa riêng trên khắp thế giới đã bắt gặp được “cục vàng” này trong một lần dò tìm gần đây. “Presto Apps America LLC” - một công ty bù nhìn, đã nộp đơn để đăng ký bản quản cho cụm từ “Magic Toolbar” (tạm dịch là thanh công cụ thần kỳ” vào ngày 5/2 năm nay. Công ty này xin đăng ký bảo vệ thương hiệu theo những mục sau:
Những mục mà công ty bí ẩn kia đăng ký bảo vệ thương hiệu
Hai tuần trước đó, vào ngày 22/1, công ty này đã nộp văn kiện xin sát nhập. Một mốc thời gian khả nghi.
Công ty có trụ sở tại Delaware này cũng đã xin quyền bảo vệ chỉ một ngày trước khi hết hạn. Theo trang The Trademark Ninja nhận định:
“Khi bạn xin đăng ký sở hữu thương hiệu thông qua Công ước Paris về Bảo hộ và Sở hữu công nghiệp, bạn có 6 tháng bắt đầu từ ngày nộp đơn để đăng ký với những nước khác thuộc công ước và sẽ được ghi nhận ngày đó là ngày đầu tiên đăng ký."
Không chỉ có mốc thời gian đáng nghi ngờ, cụm từ “Magic” (Magic Mouse, Magic Trackpad, Magic Keyboard...) cũng hết sức đáng lưu ý. Đây sẽ là một cú sốc lớn nếu công ty này không phải là Apple “đội lốt”. Nếu như đây là một vũ trụ song song và Presto Apps America LLC là một công ty khác, thì họ đã dành cả núi tiền để tranh dành cụm từ “Magic” với Tim Cook cùng quả táo cắn dở.
Chi tiết hơn, công ty này đã dành tới 17,550 USD, tương đương 386 triệu đồng tiền phí. Nói đơn giản, người nộp tiền phải là người có hầu bao khá lớn đấy!
Thêm nữa là những sự trùng hợp đáng kinh ngạc. Những luật sư đăng ký cái tên Airpod cho tai nghe không dây mới được ra mắt của Apple tại Indonesia, Canada và Malaysia cũng được xướng tên trong bản đăng ký của cụm từ “Magic Toolbar”.
Presto Apps America LLC sẽ phải đăng ký thương hiệu trên toàn cầu với những cụm từ khác mà họ đã đăng ký, và chúng không xuất hiện trên tên miền công cộng. Cụm từ như “Smart Button” (nút thông minh, có khả năng là được tích hợp công nghệ TouchID), “Touch Bar” (thanh cảm ứng), “Apple Smart Button” (Nút thông minh của Apple, và “Breath” (thở?!) đều đã được bảo vệ, tuy nhiên không phải trên toàn cầu.
Công ty này sẽ phải nộp đơn để bảo vệ toàn cầu cho Breathe, Smart Button, Apple Smart Button một ngày sau sự kiện ra mắt MacBook vào ngày 27/10 mà mới đây Apple đã gửi thư mời. Ngày trước sự kiện đó, trùng hợp thay, lại là ngày cuối cùng để nộp đơn bảo vệ toàn cầu cho Touch Bar – điều này cho phép Apple nộp đơn đăng ký vào cuối ngày trước khi sự kiện diễn ra và hi vọng không ai biết điều đó.
Một lần nữa, chúng ta chưa thể khẳng định được điều gì, tuy nhiên The Trademark Ninja có vẻ đã đưa ra những dẫn chứng không thể chối cãi. Nếu như phải đặt cược thì có lẽ sẽ an toàn hơn khi tin vào thanh công cụ OLED sẽ xuất hiện.
Tuy nhiên, chúng ta phải chờ cho tới ngày 27/10 tới đây để tìm ra câu trả lời thật sự.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Công ty CP Môi trường công nghệ cao Hòa Bình: Thực hiện kinh tế tuần hoàn biến rác thải thành tài nguyên
Trong chiến lược phát triển, Công ty Cổ phần Môi trường công nghệ cao Hòa Bình (CNC) đã tiên phong thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom,...
10 tháng trước
Tin nên đọc