THỨ HAI, NGÀY 09 THÁNG 12 NĂM 2024 02:11

Áp lực “con nhà người ta” khiến học sinh tiểu học khóc nức nở

Tại chương trình "Điều con muốn nói", bé Như Quỳnh đã bật khóc nức nở với bức tranh mà mình vẽ để đặt vào chiếc hộp bí mật của chương trình. Rất nhiều nỗi niềm đã được dồn nén bấy lâu nay, cô bé 9 tuổi tâm sự: “Mẹ hay so sánh con với người khác, con rất buồn”.

Dù chỉ vừa lên lớp 4 nhưng Như Quỳnh không chịu nổi áp lực thành tích mà mẹ đặt ra từ 1 năm trở lại đây khi yêu cầu em phải đạt toàn bộ điểm 10 trong các kỳ thi. Đến cả chiều cao, thứ vốn dĩ mà em sinh ra đã không thể quyết định cũng cần phải cải thiện đáng kể.

Trong gia đình chỉ có 3 thành viên, Như Quỳnh và anh trai thường phải tự chăm lo cho bản thân khi mẹ rất bận với công việc. Mỗi ngày, ngoài thời gian học trên trường, em và anh trai còn phải tự học ở nhà. Vì học lực của em có phần kém hơn người anh, Như Quỳnh thường xuyên bị mẹ so sánh với một bạn có số điểm cao nhất lớp nhằm ‘tạo động lực’.

Dù chỉ vừa lên lớp 4, thế nhưng Như Quỳnh đã bắt đầu không chịu nổi áp lực thành tích mà mẹ đặt.

Dù chỉ vừa lên lớp 4, thế nhưng Như Quỳnh đã bắt đầu không chịu nổi áp lực thành tích mà mẹ đặt.

Chị Dung, mẹ của cô bé 9 tuổi không phủ nhận việc thường xuyên áp dụng cách này để cho con tốt hơn nhưng con mỗi lúc càng ít nói chuyện và tâm sự với mẹ hơn. Đây là dấu hiệu như hàng rào bảo vệ để các em muốn ngưng bị so sánh. “Tôi lúc nào cũng cầu toàn, muốn con mình phải tốt hơn mỗi ngày nên hay so sánh con với bạn có điểm số cao hơn”, chị Dung tâm sự.

Lúc nào cũng muốn con 10 điểm, 8 hay 9 điểm đều chưa đủ giỏi, đó là những yêu cầu khắt khe mà một cô bé chỉ vừa học lớp 4 cần phải đạt được. Như Quỳnh kể, hiện tại em chỉ có thể học tốt môn Tiếng Việt và môn kỹ năng mềm, những môn đòi hỏi sự tính toán và mỹ thuật đều quá sức. Việc mẹ luôn yêu cầu điểm tuyệt đối đang dần khiến em kiệt sức, chưa nói đến chặng đua với người bạn có điểm số cao nhất lớp.

Lúc nào cũng muốn con 10 điểm, 8 hay 9 điểm đều chưa đủ giỏi, đó là những yêu cầu khắt khe mà một cô bé chỉ vừa học lớp 4 cần phải đạt được.

Lúc nào cũng muốn con 10 điểm, 8 hay 9 điểm đều chưa đủ giỏi, đó là những yêu cầu khắt khe mà một cô bé chỉ vừa học lớp 4 cần phải đạt được.

Vì phải gồng gánh kinh tế để nuôi hai con đang trong độ tuổi ăn học, chị Dung luôn cố gắng hơn một người mẹ bình thường để có thể lo đủ đầy cho các con. Công việc bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc khi đã chiều tà, lắm lúc tăng ca đến tận nửa đêm, chị vẫn mong muốn các con có thể sớm tự lập trong cuộc sống và cả trong học tập, xem như một phần giúp đỡ mẹ. Nhưng trong vô thức, điều này lại tạo thành áp lực khổng lồ lên các con.

Đối diện với con đang bật khóc nức nở khi được giải bày tâm sự, chị Dung không khỏi nghẹn ngào vì áp lực vô hình mà mình đã tạo ra cho con. Ban đầu vốn dĩ chỉ muốn tạo một chút động lực để con cố gắng, nhưng ở thời điểm hiện tại, theo MC Hoàng Oanh, cô bé 9 tuổi không hề tâm sự điều này đến bất kỳ ai trong gia đình. Hoàng Oanh lo ngại đây sẽ là một vết thương tâm lý của em nếu không được giải quyết kịp thời. "Điều duy nhất mà tôi muốn chỉ là các con cố gắng học thật giỏi, để sau này không phải khổ như tôi”, chị Dung nghẹn ngào và xin lỗi con gái.

Tiến sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân cho biết, mỗi bạn nhỏ sẽ có một mức độ nhạy cảm riêng, các bé thường không thích cảm giác bị so sánh và phải tự lập sớm.

Tiến sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân cho biết, mỗi bạn nhỏ sẽ có một mức độ nhạy cảm riêng, các bé thường không thích cảm giác bị so sánh và phải tự lập sớm.

Chia sẻ về vấn đề này, tiến sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân cho biết: “Mỗi bạn nhỏ sẽ có một mức độ nhạy cảm riêng. Các bé thường không thích cảm giác bị so sánh và phải tự lập sớm. Chúng ta có thể nói ra những điều cần để các con trở nên tốt hơn. Hành trình làm cha mẹ là hành trình học hỏi không ngừng, điều quan trọng là chúng ta nhận ra điểm sai và thay đổi kịp thời. Phụ huynh không nhất thiết phải mượn hình ảnh của người khác để so sánh với con, điều này không thể tạo lực cho con như người lớn vẫn nghĩ”.

Lắng nghe toàn bộ câu chuyện, MC Hoàng Oanh mong muốn vòng tay của ba mẹ chính là nơi an toàn nhất cho các con mỗi khi nghĩ về. “Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình, điều tuyệt vời nhất là ba mẹ cùng con khôn lớn để tránh được những tổn thương mà con không nên gánh chịu”.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh