THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:10

Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất Trần Nhân Tông

Ông tên thật là Trần Khâm, sinh ngày 7/12/1258, mất ngày 16/1/1308 thọ dương 50 tuổi, là con trai trưởng của Trần Hoảng (Thánh Tông). Ông sinh ra đúng năm ông nội mình, vị vua đầu của triều Trần - Thái Tông Trần Cảnh lãnh đạo nhân dân đập tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên.

Sau này, trong một ngày xuân về viếng Chiêu Lăng (mộ vua Thái Tông), thoáng nhìn quân sĩ và hào khí Đông A vẫn còn sáng rực, ông cảm khái mà rằng:

Tì hổ thiên môn túc

Y quan thất phẩm thông

Bạch đầu quân sĩ tại

Vãng vãng thuyết Nguyên Phong.

(Nghìn cửa nghiêm lệnh pháp

Quan quân khí thế hùng

Người lính già  đầu bạc

Kể mãi chuyện Nguyên Phong).

Trần Thái Tông (1218 – 1277) lên ngôi vua năm 1225, trong thời gian trị vì lấy các hiệu là Kiến Trung, Thiên Ứng Chính Bình và Nguyên Phong (1251 – 1258). “Kể mãi chuyện Nguyên Phong” tức là kể mãi chuyện thắng giặc.Từ nhỏ, Trần Nhân Tông đã có chí hướng và tâm tính khác đời. 16 tuổi, ba lần ông từ chối ngôi Thái tử, tức là từ chối vinh hoa phú quý, từ chối ngôi vị sẽ là chí tôn trong thiên hạ theo quan niệm thông thường. Nhưng khi nhận thấy việc lên ngôi là yêu cầu của xã tắc, ông đã làm tốt nhất phận sự của mình. Ông lên ngôi năm 1279, khi mới 21 tuổi, và nhường ngôi cho con năm 1293, khi mới 35 tuổi.Ông là vị vua có chiến công hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc: Cùng Trần Hưng Đạo thống soái quân đội, lãnh đạo nhân dân đập tan hai cuộc chiến tranh quy mô lớn của quân Nguyên Mông vào lúc hùng mạnh nhất (1285 – 1288); bẻ gãy hoàn toàn ý đồ xâm lược Đại Việt của chúng.

Trong thời gian trị vì, từ trong hai cuộc kháng chiến ấy, Trần Nhân Tông đã cùng tướng sĩ xây dựng nên nền tảng nghệ thuật quân sự Việt Nam trên cả tầm chiến lược và chiến thuật. Đó là lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều, vườn không nhà trống, áp dụng linh hoạt nhuần nhụy giữa trường kỳ kháng chiến và đánh nhanh thắng nhanh, kết thúc chiến tranh trong những trận quyết chiến chiến lược. Đặc biệt hơn, đã xây dựng, khẳng định sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân, của tinh thần đoàn kết, dân chủ, trên dưới một lòng trong triều (Hội nghị Bình Than), đến ngoài nội (Hội nghị Diên Hồng).

Trần Nhân Tông khẳng định mình là một Danh nhân văn hoá kiệt xuất, không chỉ ở trên phương diện Anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là một nhà tư tưởng, một nhà thơ lớn.Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, những câu thơ hay nhất trong thơ văn Lý - Trần, những câu thơ hun đúc tâm hồn và ý chí Việt Nam là thuộc về Trần Nhân Tông.Năm 1285, hội quân ở Hải Đông (Quảng Ninh) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, Trần Nhân Tông đã cho đề hai câu thơ lên thuyền ngự của mình để vừa động viên tướng sĩ, vừa cảnh cáo quân giặc:Cối Kê cựu sự quân tu kýHoan Diễn do tồn thập vạn binh.(Cối Kê việc cũ ngươi nên nhớThanh Nghệ ta còn chục vạn binh).(1)Vào ngày 17 tháng ba năm Mậu Tý (18/4/1288) sau chiến thắng Bạch Đằng, bắt sống các tướng giặc Ô Mã Nhi, Sầm Đoạn, Phàn Tiếp..., về báo công ở Chiêu Lăng, nơi quân Nguyên định đào quăng mồ mả tổ tiên nhà Trần nhưng chưa thành.

Thấy con ngựa đá cũng lấm bùn - tức là mỗi người, mỗi cành cây, ngọn cỏ đều gian nan, hứng chịu đau thương và dốc sức chống giặc, nhà vua cảm khái:Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mãSơn hà thiên cổ  điện kim âu(Xã tắc hai phen chồn ngựa đáNon sông nghìn thuở vững âu vàng)

Thơ ông viết về mùa thu, mùa xuân đều hay, sâu sắc và yêu đời. Đây là một cảnh sớm xuân:

Ngủ dậy mở cửa sổ

A, xuân về rồi đây

Kìa một đôi bướm trắng

Nhằm hoa, phơi phới bay

(Nguyên văn chữ Hán - Trần Lê Văn dịch)

Còn đây là một bức tranh tuyệt diệu về quê hương, làng cảnh Việt Nam, bài Thiên Trường vãn vọng:

Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên

Bán vô, bán hữu tịch dương biên

Mục đồng địch lý quy ngưu tận

Bạch lộ  song song phi hạ điền.

Ngô Tất Tố đã dịch tuyệt hay là:

Thôn trước thôn sau tựa khói lồng

Bóng chiều dường có lại dường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Trên phương diện nhà tư tưởng, thì tư tưởng yêu nước, yêu người, yêu cuộc sống hiện tại ở Trần Nhân Tông vẫn là trên hết.Tham thiền, đi tu, đi sâu vào Phật học, ông được người đương thời tôn xưng là Giác hoàng Điểu ngự, Trúc Lâm Đại đầu đà, trở thành vị Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm.Lập nên dòng Thiền riêng Việt Nam, không phải ông và các tiên quân muốn Việt Nam hoá Phật giáo, mà ông giác ngộ được điều sâu xa nhất của nhà Phật, tìm được con đường dễ giác ngộ nhất cho người Việt Nam đó là “Phật tại tâm”.Từ trước, Trần Thái Tông lên Yên Tử đã nhận ra rằng: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong tâm. Tâm lặng lẽ mà hiểu, đó chính là chân Phật”. Và Trần Nhân Tông: “Vậy mới hay, Bụt ở cùng nhà/ Chẳng phải tìm xa/ Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt/ Đến cốc rồi chỉn Bụt là ta”.Nhường ngôi sớm cho con lên Yên Tử tu hành, các ông vua triều Trần không phải là những người lánh đời. Đó là một vọng gác tiền tiêu phía bắc; nơi lo sâu kế sách giữ nước; đào tạo, rèn luyện, trao quyền cho thế hệ mới để đất nước lúc nào cũng dồi dào sức trẻ, sức sáng tạo. Đồng thời, nghĩ đến việc lâu dài là xây dựng con người Việt Nam mà gốc là Tâm, là thiện căn.

Có như vậy, mới vững âu vàng muôn thuở.Nói về Phật học, bàn về chi tiết, cội ngọn thì còn lắm điều sâu xa, huyền bí, nhưng ngày xuân này, hãy đọc bài kệ trong Cư trần lạc đạo phú (Bài phú Ở đời vui đạo) của Trần Nhân Tông. Phật tại tâm, Bụt là ta - đó là một tư tưởng rất lớn về tự do và bình đẳng, là cẩm nang để vui sống ở đời, và vui sống, tuân theo nhu cầu và quyền sống chính đáng của con người chính là đắc đạo, là giá trị nhân văn lớn nhất:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch

Đối kính vô tâm mạc vấn thiền.

Chúng tôi tạm dịch là:

Ở đời vui đạo, cứ theo duyên

Hễ đói thì  ăn, mệt ngủ liền !

Trong ta có Phật, tìm chi mãi

Sướng vui không biết, hỏi chi Thiền?

Các  sử gia phong kiến đánh giá rất cao Trần Nhân Tông “Vua nhân từ hoà nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trung hưng sáng ngời thuở trước” (Đại Việt sử ký toàn thư).Với những di sản tinh thần to lớn, có ý nghĩa không chỉ ở Việt Nam mà còn có ý nghĩa nhân loại, Trần Nhân Tông xứng đáng là một Danh nhân văn hoá thế giới.1. Cối Kê, nay thuộc Thiệu Hưng, Chiết Giang (Trung Quốc), là nơi Câu Tiễn vua nước Việt bị nhà Ngô đánh cho tan tác phải về đấy lánh nạn; từ đấy nuôi  chí phục thù và đánh bại nước Ngô, giết chết Phù Sai.

Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
4 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh