THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:29

Anh Bằng - người nhạc sĩ đào hoa nhưng thủy chung

 

Tên tuổi của nhạc sĩ Anh Bằng được biết đến với Nỗi lòng người đi (1954). Trong 10 năm qua, từ 1965 đến 1975, những sáng tác top hit của ông để lại dấu ấn trong lòng khán giả như: Vắng anh, Giấc ngủ cô đơn, Chuyện tình Lan và Điệp… ra đời cùng với nhiều nhạc phẩm khác đã đưa Anh Bằng lên ngôi vị rất cao tại làng nhạc Sài Gòn.

Ông được mệnh danh là nhạc sĩ của công chúng bình dân vì những sáng tác của ông thường hướng về lớp khán giả này. Ngôn ngữ âm nhạc của ông có tính lãng mạn, đồng điệu với lớp công chúng bình dân, là những chia sẻ khó khăn trong cuộc sống… Ông diễn tả được sự rung cảm này một cách tài tình và trung thực qua dòng nhạc của ông với cấu trúc như một câu chuyện nhỏ nên dễ dàng lôi cuốn người nghe mọi giới.

Cuộc sống của Anh Bằng rất phong lưu, lái xe đời mới, tiền tác quyền rất cao. Tuy nhiên ông không thích lối sống khoa trương mà trái lại, ông và gia đình rất khép kín. Dù mang tiếng là đào hoa, ông cũng thừa nhận là thời trẻ rất bay bướm, tuy nhiên kể từ khi lập gia đình, nhạc sĩ Anh Bằng chung thủy với vợ gần 60 năm đến khi qua đời.

Anh Trần An Thanh (con trai nhạc sĩ Anh Bằng) kể lại rằng nhiều người nói ba anh đào hoa. Anh thật sự không biết chuyện đó như thế nào nhưng cũng thú thật là ba mình đi đâu cũng chiếm được cảm tình của mọi người, nhất là nữ giới. “Có lẽ vì tính tình của ông dễ thương, dễ mến. Tôi thấy hầu như lúc nào nụ cười cũng hiển hiện trên khuôn mặt phúc hậu của ba. Ông ăn nói nhỏ nhẹ, ôn tồn, nhưng cũng dí dỏm, vui tươi, đủ tạo nên cái không khí thoải mái, gần gũi với ông trước mọi người” – anh cho biết.

Con trai nhạc sĩ nhớ lại một chuyện vui: Ngày trước, ở khu phố gần gia đình tôi có một người phụ nữ khá đẹp. Cô ấy thường lui tới nhà tôi chơi và xem mẹ tôi như một người chị. Cô rất vui vẻ nhưng lại ăn nói rất bạo dạn. Một buổi sáng cha tôi sửa soạn ra xe đi làm thì đúng lúc cô gái từ ngoài bước vào. Sau khi chào hỏi mẹ tôi, cô nắm chặt lấy tay ông và nũng nịu: “Anh đi đâu sao không cho em đi với ?”. Rồi xoay qua phía mẹ tôi  nói: “Chị ơi, cho em đi với anh Bằng hôm nay nhé!”. Mẹ tôi cũng cười vui trả lời: “Thì cô đi với anh có sao đâu, nhưng lúc về nhớ phải có quà bánh đấy nhé”. Mẹ tôi nghĩ đó chỉ là câu nói giỡn chơi, nào ngờ cô ấy bước lại gần ba tôi và tỉnh bơ nắm tay ông cùng đi ra nhà xe như một đôi tình nhân chính hiệu.

Đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Anh Bằng

 

Tôi và mẹ vẫn lén nhìn để theo dõi xem sự thể sẽ diễn biến ra sao. “Khi đến nhà xe, ba tôi nói gì đó với cô ấy mà tôi không nghe được, nhưng thấy cô xịu mặt xuống và có vẻ như mếu máo. Ba tôi bước vào xe giơ tay vẫy vẫy mấy cái rồi lái xe đi trước thái độ phụng phịu, hờn dỗi của cô ấy… Những chuyện lãng mạn, đáng yêu thoáng qua như thế tôi nghĩ không thiếu trong cuộc đời của ba tôi. Nó chỉ là niềm vui tạo hứng khởi cho người nghệ sĩ. Nếu nó được gọi là chuyện “bay bướm” thì ba tôi quả là con bướm bay hoài trên những bông hoa xinh đẹp nhưng chỉ đậu xuống một bông hoa duy nhất, đó là bông hoa gia đình, một tổ ấm mà ông không bao giờ thiếu trách nhiệm, không bao giờ ông bỏ bê. Cha mẹ tôi sống hạnh phúc bên nhau trên 60 năm qua là một bằng chứng hiển nhiên nói lên tấm lòng tôn trọng đạo nghĩa, đức hạnh con người và tôn trọng gia đình của ba tôi”.

Pha Lê/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh