THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:24

An sinh xã hội đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ

 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo là cuộc chiến đấu rất quyết liệt của cả hệ thống chính trị

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, năm 2018 và những năm vừa qua, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc rất quyết liệt, từ lãnh đạo Đảng, nhà nước, các địa phương và nhân dân. Nhìn “bức tranh” tổng thể của nền kinh tế chúng ta cảm thấy tương đối vững tâm, cả 12 chỉ tiêu đều cơ bản đạt và vượt, đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ

“Trong những thành tựu đó, điều rất mừng là kinh tế vĩ mô ổn định, đây là mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra là làm sao để kinh tế vĩ mô ổn định và các cân đối lớn được đảm bảo, tăng trưởng nhanh nhưng phải chất lượng. Đến giờ này, về cơ bản chúng ta hoàn toàn kiểm soát được lạm phát. Quy mô của nền kinh tế phát triển tương đối nhanh, trong đó, năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh có bước phát triển, các nhân tố tổng hợp cũng được tăng cao. Các tổ  chức quốc tế đều đánh giá chúng ta cơ bản đều đạt và vượt mục tiêu phát triển kinh tế và các chỉ tiêu đề ra”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, báo cáo của Chính phủ đã rất quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội


Thứ hai, theo Bộ trưởng, trong báo cáo của Chính phủ kỳ này, nếu so với các báo cáo trước đây, mảng văn hóa, xã hội, an sinh đã được quan tâm đầy đủ hơn, liều lượng cũng dày dặn hơn. Điều này hoàn toàn khác so với trước... Trước đây, thông thường chúng ta bàn nhiều về vấn đề kinh tế còn an sinh thì thường chỉ có một câu “văn hóa xã hội, an sinh được đảm bảo”. Thế nhưng kỳ này báo cáo của Chính phủ đã phân tích kỹ càng hơn, đánh giá cái được, cái chưa được một cách thẳng thắn và đầy đủ hơn. Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, điều này cho thấy lĩnh vực an sinh xã hội đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ trong thời gian gần đây.

Đi sâu phân tích những thành tựu về an sinh xã hội trong năm qua, Tư lệnh ngành LĐ-TB&XH cho rằng, lĩnh vực giảm nghèo- một trong những điểm sáng về kinh tế xã hội trong năm qua cần được nhìn nhận một cách khách quan, đây là một là cuộc chiến đấu rất quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Chúng ta đã vào cuộc rất quyết liệt và đạt được chỉ tiêu này là sự nỗ lực rất lớn. Mặc dù chưa thể hài lòng nhưng nhưng tỷ lệ giảm nghèo mà chúng ta đạt được là thành quả rất đáng kể nếu nhìn lại con số năm 1995, tỷ lệ hộ nghèo đến 60% nhưng đến giờ chỉ còn dưới 6%. “Và quan trọng hơn là mức độ thụ hưởng thành quả của sự phát triển kinh tế-xã hội đối với người dân nhất là những người yếu thế, nếu so với một số quốc gia khác, thậm chí một số nước phát triển hơn thì thấy rõ ràng chúng ta có sự thành công rất lớn.”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cần tiếp tục cải cách hành chính, phân cấp phân quyền mạnh hơn cho địa phương

Một vấn đề nữa mà Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đặc biệt nhấn mạnh là cải cách hành chính trong thời gian qua đã được Chính phủ làm rất quyết liệt, cắt giảm mạnh ở các bộ chuyên ngành, chủ yếu vào lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần  tạo điều kiện cho kinh doanh, sản xuất phát triển. Rồi tổ chức bộ máy cũng là một cuộc cách mạng, nhất là sau Nghị quyết 18 và nghị quyết 19, hiện các địa phương đang làm rất quyết liệt, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập, giao quyền tự chủ, tinh giản bộ máy… bước đầu đã có chuyển biến rất tốt.

“Đương nhiên, cũng phải thẳng thắn rằng, vấn đề cắt giảm thủ tục hành chính và phân cấp phân quyền vẫn còn nhiều việc phải giải quyết. Chúng ta cắt giảm thủ tục đầu tư nhưng khách quan mà nói qua việc đi tham dự xúc tiến đầu tư tại các địa phương, tôi vẫn thấy có tình trạng giữ lợi ích cho ngành, cho đơn vị mình. Ngay trong ngành chúng tôi cũng thế, để giảm 67% thủ tục điều kiện kinh doanh cũng phải có sự đấu tranh rất quyết liệt giữa Bộ trưởng với các đơn vị trực thuộc”- tư lệnh ngành LĐ-TB&XH thẳng thắn chia sẻ.

Bên cạnh những thành tựu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng lưu ý một số vấn đề còn tồn tại của nền kinh tế như: Tăng thu ngân sách lại thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP. Tình trạng doanh nghiệp thành lập nhiều nhưng số giải thể không ít. Và tăng chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, quy mô vốn rất nhỏ bé, số lượng người hạn chế. Dẫn đến tình trạng là trong 600 ngàn doanh nghiệp mới có 280 ngàn doanh nghiệp tham gia đóng BHXH đầy đủ, còn khoảng 300 ngàn doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH và số này chủ yếu rơi vào chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Hay 12 dự án đang có vấn đề mà Chính phủ cũng sẽ phải cố gắng phải quyết sớm nếu dây dưa sẽ tạo bất ổn cho nền kinh tế…

Về mặt xã hội, vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là an ninh trật tự ở nông thôn cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Theo báo cáo của ngành công an,hiện có khoảng 224 nghìn người nghiện ma túy, trên thực tế con số có thể còn lớn hơn nhiều. Tình trạng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các chất gây nghiện đang diễn ra rất phức tạp, xuất hiện nhiều loại ma túy mới chúng ta  chưa kiểm soát được… Theo Bộ trưởng, đó là những vấn đề xã hội mà chúng ta phải quan tâm.

 

Phiên họp tổ sáng 24/10


Về định hướng phát triển kinh tế- xã hội trong năm 2019, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, chúng ta cần phải nhìn nhận đầy đủ và toàn diện cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung tác động thế nào đến Việt Nam. Cũng như cần dự phòng chuyện rủi ro lạm phát, mặc dù dự báo dưới 4% nhưng phai tính vì giá dầu thế giới tăng và vấn đề tỷ giá không thể xem nhẹ. Đồng thời, cần tập trung chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì lạm phát dưới 4% và quan tâm theo dõi sát tiền tệ và thương mại quốc tế.

Tư lệnh ngành LĐ-TB&XH đặc biệt nhấn mạnh đến hai “điểm nghẽn” cần phải quan tâm tháo gỡ mà Hội nghị  T.Ư 7 cũng đã chỉ ra. Thứ nhất là điểm nghẽn về tích tụ đất đai mà nếu không giải quyết được thì với tình trạng manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay, nông nghiệp nông thôn sẽ không thể phát triển được.

Thứ hai là tiếp tục phải cải cách hành chính, phân cấp phân quyền, mạnh hơn cho địa phương. Câu chuyện giảm nghèo hay giải ngân đầu tư công chậm chính là do điểm nghẽn này…

“Ví dụ như vấn đề  giảm nghèo, lúc đầu cứ 3 tỷ là buộc phải báo cáo lên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, sau đó Bộ trưởng Bộ KH&ĐT có ý kiến mới làm được. Sau khi phát hiện điều đó, tôi báo cáo Chính phủ và phân cấp toàn bộ cho địa phương thì sau đó giải ngân rất nhanh, từ 28% lên 57%"- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung dẫn chứng lại câu chuyện và nhấn mạnh cải cách hành chính, phân cấp phân quyền là vấn đề rất quan trọng để tháo gỡ những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của nền kinh tế.

Bài: CHÂU GIANG; Ảnh: MẠNH DŨNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh