THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 10:42

An Giang: Nhiều đề án thiết thực giúp vùng dân tộc thiểu số xóa nghèo

 

Được biết, trong nhũng năm qua, tỉnh An Giang đã tập trung giải quyết hỗ trợ cho trên 5.000 hộ DTTS nghèo không có đất và thiếu đất sản xuất, với mức hỗ trợ 0,3 ha/hộ; hỗ trợ cho nhà ở cho 3.206 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt cho 5.293 hộ. Ngoài ra còn hỗ trợ 1.933 hộ không có đất sản xuất chuyển đổi ngành nghề khác, hỗ trợ 1.815 hộ có ít đất sản xuất phát triển kinh tế gia đình; đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 16.460 lao động của 6.895 hộ DTTS nghèo. Chính sách hỗ trợ hết sức thiết thực và giám sát chặt chẽ, cụ thể như đối với 1.933 hộ nghèo có như cầu chuyển đổi ngành nghề khác, tỉnh đã đầu tư trên 25,7 tỷ đồng (trong đó Trung ương hỗ trợ khoảng 17 tỷ đồng, vay tín dụng 8,8 tỷ đồng), tập trung hỗ trợ cho 1.162 hộ chăn nuôi bò (mỗi hộ 4 con), với mức hỗ trợ 16 tr đ/hộ; 98 hộ nuôi heo (mỗi hộ 6 con), mức hỗ trợ 8,8 triệu đồng và hỗ trợ 148 hộ mua máy gặt lúa làm dịch vụ thu hoạch, mỗi hộ 18 triệu đồng…

 Được hỗ trợ đất sản xuất, nhiều hộ đồng bào Khmer ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên đã mở rộng diện tích trồng cây mè đen tăng thu nhập xóa nghèo bền vững

Trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS nghèo không có đất sản xuất tỉnh đã hỗ trợ dạy nghề và đưa đi làm việc ở ngoài tỉnh, tại các khu công nghiệp, làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tỉnh chú trong giải quyết việc làm trên cơ sở xây dựng và thực hiện các dự án nhỏ tại các phum, sóc như chăn nuôi bò vỗ béo, trồng nấm rơm, trồng cây dược liệu, sản xuất đường thốt nốt, phát triển ngành nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, Chăm. Đồng thời tỉnh cũng kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kinh tế tại hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ và đáp ứng nhu cầu đào tạo tay nghề cho các doanh nghiệp. Tỉnh An Giang cũng đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực đảm bảo thực hiện hiệu quả 6 nội dung quan trọng của đề án cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, thông qua việc triển khai thực hiện các chình sách dự án, các chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ đồng bào DTTS nghèo phát triển kinh tế gia đình.  

    

Được hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, Chăm đã đầu tư nuôi bò vỗ béo đem lại hiệu quả kinh tế cao nhanh chóng thoát nghèo.                                                                       

 Để tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án thiết thực này, ngày 26/11/2013 UBND tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 2451/QĐ – UBND – Quyết định ban hành Đề án “Thực hiện chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn tỉnh An Giang giai đoạn 2013 – 2015. Theo đó đối tượng thụ hưởng chính sách là hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn được xác định theo tiêu chí quy định tại  QĐ số 09/2011/QĐ – TTg  ngày 31/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015, cư trú ổn định, hợp pháp trên địa bàn tỉnh An Giang. Đó là những hộ có trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã quản lý, xác định hộ được được hưởng chính sách mà chưa có đất ở, không có đất sản xuất, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, có nhu cầu về vốn để tạo việc làm. Tăng nguồn thu nhập cho gia đình, cải thiện đời sống kinh tế. Chính sách hỗ trợ đã và đang được triển khai thực hiện cụ thể như về hỗ trợ đất ở đối với hộ nghèo đồng bào DTTS chưa có đất ở được cấp một nền nhà (tùy theo quỹ đất, khả năng từng địa phương), nhưng hạn mức với diện tích tối thiểu là 80m2/hộ, mức hỗ trợ để mua đất ở trực tiếp bình quân là 33 triệu đồng/hộ. Đối với những hộ có nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, với định mức vay với lãi suất ưu đãi là 8 triệu đồng/hộ, lãi suất 1,2%/năm, thời hạn trả 5 năm; hỗ trợ học nghề, chi phí học nghề ngắn hạn, mức 3 triệu đồng/người/khóa học. Ngoài ra những hộ đồng bào DTTS nghèo có như cầu về đất để sản xuất, nếu được người nhận chuyển nhượng, đã thế chấp đồng ý cho chuộc lại, hoặc vận động được người thân thuộc nhượng bán với giá thấp, thì được giải quyết mức vay theo nhu cầu thực tế, tối đa là 30 triệu đồng/hộ. Đó là những những đề án, chính sách hết sức thiết thực và giàu tính nhân văn, đã thực sự góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao cuộc sống ở vùng đồng bào DTTS An Giang trong những năm qua.                                                                             

Lương Định

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh