THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:14

An Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1-1,2%

Cuối năm 2020 - đầu 2021, theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh có 10.232 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,90%/tổng số hộ dân; hộ cận nghèo có 26.655 hộ, chiếm tỷ lệ 4,94%/tổng số hộ dân; hộ nghèo người dân tộc thiểu số là 2.452 hộ, chiếm tỷ lệ 8,98%/tổng số hộ dân tộc thiểu số.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững tỉnh An Giang năm 2021 nhằm đẩy mạnh các giải pháp để giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo.

Theo đó, đến cuối năm 2021, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 1-1,2%; thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo; đảm bảo 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định; miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên theo quy định.

An Giang: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1-1,2% - Ảnh 1.

“Phát triển đàn bò theo hướng công nghệ cao” đang phát huy tác dụng, giúp hộ nghèo, cận nghèo vươn lên có cuộc sống ổn đinh, khá giả.

Để đạt được mục tiêu này, tỉnh tăng cường thực hiện các chính sách giảm nghèo như: Hỗ trợ cho vay tín dụng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh - sinh viên, hộ dân tộc thiểu số… có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập để cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, người dân thuộc vùng đặc biệt khó khăn, người thuộc hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình.

Đảm bảo 100% người nghèo, hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; thực hiện chính sách hỗ trợ 100% thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, hộ cận nghèo; miễn giảm học phí, các khoản đóng góp khác và được hỗ trợ chi phí học tập.

Bên cạnh đó, hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở quy hoạch sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu và tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn; hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn

Đồng thời, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo.

XT

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh