Ấn Độ: Điện thoại phải có nút “chống hiếp dâm”
- Công nghệ mới
- 15:39 - 28/04/2016
Toàn bộ điện thoại ở Ấn Độ phải có nút "chống hiếp dâm" từ ngày 1/1/2017
Điện thoại di động ở Ấn Độ sẽ phải có nút “chống hiếp dâm" từ sau ngày 1/1/2017. Khi bấm 3 lần vào nút “chống hiếp dâm”, chiếc điện thoại sẽ kêu cảnh báo những người xung quanh và kêu gọi sự giúp đỡ trước khi cảnh sát đến.
"Đây là một thay đổi lớn", Maneka Gandhi, Bộ trưởng Bộ Phát triển phụ nữ và trẻ em nói với các phóng viên ngày 26/4.
Bộ viễn thông của Ấn Độ đã thiết lập các quy tắc mới sẽ được phát hành trong tuần này, yêu cầu tất cả các điện thoại công nghệ thấp có một “nút chống hiếp dâm” được cài đặt vào phím 5 hoặc phím 9 và tất cả các điện thoại thông minh phải có tính năng “chống hiếp dâm” khi người dùng ấn 3 lần liên tiếp vào nút bật-tắt.
Điện thoại thông minh phải có tính năng “chống hiếp dâm” khi người dùng ấn 3 lần liên tiếp vào nút bật-tắt
Các quan chức quyết định có một “nút chống hiếp dâm” bằng việc bấm tay sẽ nhanh và hiệu quả hơn một ứng dụng điện thoại, bộ trưởng Gandhi nói. Ngoài ra, tất cả điện thoại di động sẽ được yêu cầu phải có GPS vào năm 2018.
Hiệp hội điện thoại di động Ấn Độ, đại diện cho ngành công nghiệp điện thoại di động, đã thể hiện sự hỗ trợ kế hoạch này, nhưng "vẫn chưa rõ các nhà sản xuất như Apple có đồng ý hay không," tờ nhật báo Business Standard lưu ý.
Bà Maneka Gandhi, Bộ trưởng Bộ Phát triển phụ nữ và trẻ em: "Đây là một thay đổi lớn"
An toàn của phụ nữ ở các địa điểm công cộng đã trở thành một mối quan tâm hàng đầu ở Ấn Độ, sau vụ hiếp dâm giết người tập thể một sinh viên trên xe buýt năm 2012. Chính phủ nhà nước và địa phương những như những nhà hành pháp đều cố gắng để giải quyết vấn đề, với mức độ thành công khác nhau. Có nhiều biện pháp, như “nút chống hiếp dâm” và thiết bị GPS được cài đặt trên xe buýt, đã không hiệu quả và thậm chí còn bị đánh cắp, các nhà hoạt động nói.
Thủ tướng am hiểu công nghệ Narendra Modi của đảng Bharatiya Janata trước đó phát triển một ứng dụng "Raksha" cho điện thoại Android để giúp bảo vệ phụ nữ. Vào thời điểm đó, các nhà phê bình cho rằng, nước này nên tập trung vào việc cải thiện môi trường để phụ nữ không bị rơi vào tình huống nguy hiểm, hơn là việc tạo ra một ứng dụng công nghệ.