THỨ HAI, NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2024 08:17

Ấm lòng giữa đại dịch Covid-19

Nhiều lao động và doanh nghiệp gặp khó

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP có 1.365 doanh nghiệp báo cáo gặp khó khăn do dịch Covid-19, với hơn 42.500 công nhân mất việc hoặc ngừng việc; 410 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để trả lương cho công nhân. Có 2.274 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 4,99% so với cùng kỳ); 9.308 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động (tăng 22,99% so với cùng kỳ)...

Là lao động nằm trong nhóm vừa bị cắt giảm việc làm tại Công ty Yesum Vina Chị Phan Thị Thanh Trúc (quê ở Nghệ An) bày tỏ lo lắng, tâm sự: Sau khi thất nghiệp tôi mang hồ sơ xin việc đến vài công ty trong KCN Tân Thới Hiệp không có công ty nào nhận vì các công ty ở đây cũng đang gặp khó khăn. Giờ tôi về quê thì không biết làm gì, còn ở lại TP thì chưa biết có xin được việc không, nhất là công nhân ở tuổi gần 40 như tôi. Trong khi chi phí sinh hoạt, nuôi 2 con nhỏ, tiền thuê nhà trọ tạo áp lực lớn cho hai vợ chồng.

Ấm lòng giữa đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Lao động nghèo chật vật mưu sinh trong mùa dịch.

"Từ ngày thất nghiệp đến nay, chị Hoa và những đồng nghiệp ròng rã ôm đơn xin việc đến nhiều công ty nhưng không chỗ nào nhận với lý do đang cắt giảm nhân sự. Nhiều ngày liền không xin được việc làm người thì về quê, có người chuyển qua kinh doanh online nhưng kinh doanh cũng thua lỗ, chị Trúc nói.

Anh Nguyễn Văn Tài (56 tuổi, người bán vé số ở quận 12) chia sẻ: Khi TP chưa bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 mỗi ngày bán vé số thu nhập cũng được 200.000 - 300.000 đồng. Từ khi TP bị dịch bệnh nhiều nơi bị phong toả, người dân hạn chế ra đường, vì thế việc buôn bán rất ế ẩm. Hiện nay ngày nào bán nhiều nhất cũng chỉ được 60 tờ vé số (thu nhập khoảng 60.000 đồng/ngày). Tình trạng này kéo dài thì tôi không đủ tiền để trang trải cuộc sống và lo cho gia đình…

Ấm lòng giữa đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Văn Tài được mạnh thường quân hỗ trợ để vượt qua mùa dịch.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Tại TP.HCM, toàn hệ thống chính trị cùng toàn dân với tinh thần "chống dịch như chống giặc" đang triển khai rất nhiều biện pháp và hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.

Tuy nhiên, việc phòng chống dịch còn gian nan, tác động nhiều đến cuộc sống của công nhân, viên chức, người lao động và doanh nghiệp. Với tinh thần tương thân, tương ái, để có thêm nguồn lực phòng, chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội, nhiều doanh nghiệp đã hỗ trợ cho các đơn vị phòng, chống dịch.

Ấm lòng giữa đại dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Mạnh thường quân chung tay hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn vượt qua mùa dịch.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã và đang có những việc làm thể hiện trọn vẹn tinh thần sẻ chia, hướng đến người lao động để cùng nắm chặt tay vượt qua giai đoạn đầy khó khăn, thử thách này.

Với mong muốn cán bộ nhân viên ổn định tinh thần, đảm bảo sức khỏe để yên tâm công tác, mới đây Tập đoàn Danh Khôi cam kết sẽ tài trợ 100% chi phí tiêm Vaccine cho hơn 1.500 nhân sự của mình,

"Việc tài trợ 100% chi phí tiêm vaccine cho toàn thể cán bộ nhân viên của Tập đoàn Danh Khôi không chỉ là hành động cần thiết để bảo vệ con người - tài sản quý giá của doanh nghiệp, mà đó còn là tinh thần trách nhiệm, là sự chia sẻ và đóng góp tích cực trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của cả cộng đồng.", ông Nguyễn Huy Cường, Tổng giám đốc Tập đoàn Danh Khôi chia sẻ.

Ấm lòng giữa đại dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Cán bộ địa phương chi trả tiền hỗ trợ đợt 1 cho những trường hợp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Chiều ngày 24/6, tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã báo cáo các tờ trình của UBND thành phố về một số chế độ, chính sách, đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, UBND TP.HCM đề xuất lao động tự do bị mất việc làm, giảm sâu thu nhập hoặc không có thu nhập do thực hiện giãn cách xã hội; người lao động cư trú hợp pháp trên địa bàn thành phố không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 4 triệu đồng/tháng sẽ được hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày (áp dụng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng).

Người được hỗ trợ là người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố, thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; bán vé số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe; làm công việc thuộc các lĩnh vực ngành nghề phải tạm ngừng hoạt động. Dự kiến có 230.000 người được hỗ trợ.

Thương nhân tại các chợ truyền thống tại chợ hạng 1 sẽ được hỗ trợ 300.000 đồng/tháng; chợ hạng 2 là 210.000 đồng/tháng; chợ hạng 3 là 150.000 đồng/tháng. Thời gian hỗ trợ là 6 tháng, từ tháng 7/2021.

Bên cạnh đó, hộ kinh doanh phải dừng hoạt động tại khu vực thực hiện Chỉ thị số 16 sẽ được hỗ trợ trực tiếp 2 triệu đồng/hộ.

UBND thành phố cũng đề xuất hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày cho người bị cách ly y tế - là đối tượng tại điểm b, khoản 5, điều 1 nghị quyết số 16/NQ-CP về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số đặc thù trong phòng, chống dịch.

Người tham gia công tác phòng, chống dịch là đối tượng quy định tại khoản 5, điều 2 nghị quyết số 16/NQ-CP và các lực lượng trực tiếp khác được đề xuất hỗ trợ 120.000 đồng/người/ngày.

Lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được đề xuất hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người. Người lao động đang mang thai hoặc đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người.

Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đáp ứng điều kiện về thời gian chấm dứt hợp đồng lao động cũng được đề xuất hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người.

Tổng kinh phí đề xuất hỗ trợ cho các nhóm đối tượng nói trên, theo UBND thành phố, khoảng 886 tỷ đồng, chi từ nguồn ngân sách TP.HCM.

XUÂN TRƯỜNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh