Ai xài di động cần biết bí quyết này để không mất tiền oan!
- Y học 360
- 18:07 - 29/09/2016
Những tin nhắn quảng cáo ngắn tương tự từ các đầu số đã âm thầm móc túi người dùng.
Hầu hết người dùng đều gặp chung trường hợp bị "tự động" đăng ký các gói dịch vụ giá trị gia tăng như clip24, MCA, DEFAULT, MGAME, MOBICLIP… Nhiều người hoàn toàn không biết tại sao mình đăng ký dịch vụ đó, đăng ký lúc nào và đã bị trừ hết bao nhiêu tiền?
Nhiều người khi đọc được thông tin này, đã nhanh chóng gửi tin nhắn đến tổng đài để kiểm tra mới ngã ngửa khi hóa ra bấy lâu nay mình “cống nạp” không biết bao nhiêu tiền cho nhà mạng một cách vô lý.
Sự việc này khiến nhiều người sử dụng di động vô cùng bất bình, cho rằng nhà mạng đang trắng trợn và tự động “lừa tiền” của khách hàng.
Tự dưng đăng ký và bị trừ tiền?
Anh Trần Trọng Giang, nhân viên âm thanh tại sân khấu Nụ Cười Trẻ, bức xúc: “Tôi đăng ký gói 3G MIU của MobiFone, cước 1 tháng là 70.000 đồng. Ngoài ra tôi không dùng thêm dịch vụ nào khác. Vậy mà mới sáng hôm trước tôi nạp 50.000 đồng, mới gọi được 1 cuộc tầm 3 phút hơn thì điện thoại báo “tài khoản của quý khách còn dưới 5000 đồng, vui lòng nạp thêm để sử dụng”.
Anh Giang cho biết, anh rất ngạc nhiên khi nhận được thông báo trên. Kiểm tra bằng cách bấm *101# thì thấy đúng là tài khoản hiện tại chỉ còn 4099 đồng.
Câu lệnh KT gửi 994 kiểm tra dịch vụ đang sử dụng mạng Mobifone
Thấy quá vô lý, anh Giang đã gọi đến tổng đài của MobiFone và được nhân viên trực tổng đài giải thích là thuê bao của anh đang sử dụng 2 gói dịch vụ giá trị gia tăng, 1 gói có cước phí 5000 đồng/ngày và 1 gói cước phí 9.000 đồng/tuần.
"Làm gì có chuyện tự dưng gửi tin nhắn quảng cáo cho tôi, rồi nói tôi muốn không mất tiền thì phải gửi tin nhắn hủy. Đáng ra nên để khách hàng chủ động, nếu đồng ý dùng thì gửi tin nhắn xác nhận mới đúng. Đằng này cố ý làm ngược để ăn tiền người ta. Thật quá tệ!" Anh Giang bức xúc |
Khi anh Giang đặt câu hỏi tại sao thuê bao của anh lại có 2 gói cước này, trong khi anh không hề đăng ký. Nhân viên của MobiFone lại tiếp tục lý giải rằng: “Có thể quý khách đăng ký mà không nhớ rõ. Hoặc khi tổng đài nhắn tin thông báo về việc sử dụng gói dịch vụ, quý khách đã không soạn tin nhắn hủy bỏ”.
“Vậy chẳng khác gì đang “lừa đảo” khách hàng. Nếu không có việc bị trừ tiền lần này, chắc gì tôi đã phát hiện ra mánh khóe của nhà mạng. Làm gì có chuyện tự dưng gửi tin nhắn quảng cáo cho tôi, rồi nói tôi muốn không mất tiền thì phải gửi tin nhắn hủy. Đáng ra nên để khách hàng chủ động, nếu đồng ý dùng thì gửi tin nhắn xác nhận mới đúng. Đằng này cố ý làm ngược để ăn tiền người ta. Thật quá tệ”, anh Giang bức xúc.
Không chỉ riêng MobiFone, khách hàng sử dụng mạng di động Viettel cũng gặp phải nhiều trường hợp tương tự.
Anh Trần Đắc Chính, sinh viên ĐHKHXH và NV cho biết: “Thấy bạn bè share thông tin mấy nay vụ bị Mobi trừ tiền, tôi cũng thử soạn tin nhắn: TC gửi 1228kiểm tra bên mạng Viettel đang dùng. Thấy nó báo lại là thuê bao đang sử dụng dịch vụ MCA, clip24. Mà mấy cái đó tôi chưa bao giờ đăng ký sử dụng”.
Gọi đến thắc mắc với tổng đài chăm sóc khách hàng, nhân viên Viettel trả lời: “Có thể anh vô tình đăng ký dịch vụ hoặc bấm nhầm vào các đường link trong tin nhắn quảng cáo của tổng đài Viettel. Cũng có khả năng ai đó dùng điện thoại của anh để đăng ký các dịch vụ trên”.
Nhận được câu trả lời không thỏa đáng của nhân viên tổng đài, song, anh Chính vẫn lịch sự hỏi cách thức hủy các gói dịch vụ của thuê bao hiện có. Sau khi soạn tin nhắn theo đúng cú pháp được hướng dẫn, nhà mạng lại phản hồi anh rằng tin nhắn không hợp lệ.
Cú pháp kiểm tra ngay có dùng dịch vụ?
Đối với Mobifone: Soạn KT gửi 994
Vinaphone: Soạn TK gửi 123
Viettel: Soạn TC gửi 1228
|
Ai bồi thường cho người dùng?
Trước tình hình nhiều người “tố cáo” bị mất tiền oan, các nhà mạng trả lời trên báo chí đều đưa ra câu trả lời bằng việc khẳng định không thể có chuyện nhà mạng tự động đăng ký dịch vụ cho khách hàng trong mọi trường hợp. Ngoài hình thức đăng ký dịch vụ qua tin nhắn, khách hàng có thể thực hiện qua trang web, wap, ứng dụng trên điện thoại, tổng đài tự động, điện thoại viên hỗ trợ…
Trong khi đó, người dùng cũng khó giải thích vì sao "dịch vụ tự dưng chui tọt" vào điện thoại của mình mà không biết gì về việc này. Từ đó, nhà mạng có thể dễ dàng đưa ra các lý do đẩy trách nhiệm kích hoạt dịch vụ về phía khách hàng như: tự tay kích hoạt mà không để ý, cho người khác mượn điện thoại, ứng dụng trong điện thoại tự kích hoạt dịch vụ... để thu tiền của khách hàng.
Hoặc chỉ thừa nhận đơn giản là do các hình thức đăng ký như truy cập web, wap, ứng dụng...không cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ cho khách hàng nên dễ dẫn đến phát sinh các tình huống ngoài ý muốn mà bản thân chủ thuê bao cũng khó kiểm soát.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, từ quy định tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện - nơi thực hiện giao dịch - để giải quyết.
Cụ thể, hội bảo vệ người tiêu dùng có thể đứng ra khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể phối hợp với hội bảo vệ người tiêu dùng để cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của nhà mạng.
Tuy nhiên, trước mắt người xài mạng di động cần tỉnh táo và cẩn thận khi có tin nhắn rác từ nhà mạng, đôi khi mất chút thời gian đọc tin nhắn quảng cáo từ nhà mạng mà kịp thời hủy ngay nếu không muốn bị đưa vào tròng và mất tiền oan uổng mà không hề hay biết!
CÙNG CHUYÊN MỤC
Những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe khi tập luyện ngoài trời
Tập thể dục mùa hè nhưng cũng đừng quên bảo vệ mình khỏi nắng nóng nhé. Uống đủ nước, chọn thời điểm mát mẻ, mặc đồ thoáng mát, bôi kem chống nắng, lắng nghe cơ thể và điều...
3 tháng trước
Tin nên đọc