CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:37

ADB: Năm 2015 tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt 6,1%

 

Sáng 24/3, Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB đã tổ chức họp báo ra mắt Báo cáo triển vọng châu Á 2015.

Vốn FDI đóng vai trò động lực quan trọng

Trong phần trình bày báo cáo đánh giá về Việt Nam, ông  Dominic Mellor - Chuyên gia kinh tế quốc gia ADB cơ quan thường trú tại Việt Nam đã cho rằng: Tăng trưởng GDP dự  báo sẽ  đạt  6,1%  trong năm  2015  và  6,2%  trong năm  2016, trong đó FDI sẽ đóng vai trò là động lực quan trọng.  

Tình hình kinh tế  được cải thiện ở  những nền kinh tế  lớn –  đặc biệt là Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam - tạo động lực cho xuất khẩu, song tác động tích cực này sẽ  một phần bị  ảnh hưởng ngược lại do tăng trưởng chậm ở Trung Quốc. Xuất khẩu sản xuất chế  tác sẽ  tiếp tục gia tăng, do 76% số vốn FDI giải ngân trong năm ngoái đều hướng vào hoạt động sản xuất chế tác.

Báo cáo triển vọng châu Á 2015 của ADB nhấn mạnh rằng, mặc dù hình kinh tế Việt Nam có cải thiện hơn, song một loạt các yếu tố mang tính cơ cấu tiếp tục ngăn cản Việt Nam phát huy tối đa tiềm năng tăng trưởng của mình. “Trong ngắn hạn, cần ưu tiên tăng cường hệ thống ngân hàng và vạch ra chiến lược rõ ràng để giải quyết vấn đề nợ xấu. Tăng trưởng kinh tế cũng sẽ được thúc đẩy nhờ các luật mới hướng dẫn việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp nhà nước và tăng cường cổ phần hóa các doanh nghiệp này” - Báo cáo của ADB có nêu.

Tuy nhiên, nâng cao tốc độ tăng trưởng về lâu dài là phụ thuộc vào khả năng cải cách cơ cấu sâu hơn của Việt Nam, đặc biệt là hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nợ công có thể  tăng đến 60% GDP vào năm 2016.

Báo cáo ADB cũng nhấn mạnh rằng: Chính sách tài khóa dự  báo sẽ  tiếp tục mở  rộng  do thâm hụt ngân  sách được đặt mục tiêu 5% GDP trong năm 2015 và khả  năng duy trì ở  mức này trong năm 2016. Thâm hụt ngân sách đồng nghĩa với việc nhấn mạnh nhiều hơn vào chi tiêu  đầu  tư,  dự  báo  sẽ  tăng  gần  20%  sau  hai  năm  giảm  tuyệt  đối.  Chi  thường xuyên dự  báo sẽ  tăng 10%, trong đó chi cho y tế  tăng 11% và chi cho giáo dục tăng 5%. Chính phủ có thể sẽ gặp khó khăn để đạt được chỉ tiêu thu ngân sách. Việc hạ  thuế  suất thuế  thu nhập doanh nghiệp, dỡ  bỏ  thuế  quan và miễn thuế  cho các doanh nghiệp ưu tiên đều  ảnh hưởng đến  kết quả  thu ngân sách. Từ  2010 đến 2014,  tài  trợ  và  thu  ngân  sách  trung  ương  giảm  từ  27,6%  GDP  xuống  khoảng 21,5% GDP. Trong thời kỳ  dự  báo, giá dầu giảm sẽ  tác động bất lợi đến số  thu thuế  tài nguyên và thuế  thu nhập doanh nghiệp.

Dự  báo triển vọng giả  định rằng nếu thu ngân sách thấp hơn kế hoạch, chính phủ sẽ lựa chọn tăng thâm hụt ngân sách hơn là cắt giảm chi tiêu. Theo kịch bản đó, nợ  công đến cuối năm 2016 có thể  tăng đến 60% GDP. Triển vọng này cho thấy tầm quan trọng của việc  điều chỉnh  cân  đối  ngân  sách  trong  trung  hạn  để  tránh  làm  tăng  nợ  công  lên  mức không bền vững hoặc gây tác động xấu đến lòng tin của nhà đầu tư. 

Lạm  phát  tiếp  tục  giảm  trong  hai  tháng  đầu  năm  2015  xuống  mức trung bình 0,6% so với cùng kỳ  năm trước do giá lương thực và vận tải  đều giảm. Tính cho cả  năm, lạm phát dự  báo ở mức 2,5%. Lạm phát sẽ  tăng tốc nhanh lên 4,0% trong năm 2016 khi cầu trong nước và giá dầu thế giới đều tăng. Dự  báo cũng cho rằng chính phủ  sẽ  tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ  nới lỏng trong  bối cảnh lạm phát thấp. Ngân hàng trung ương muốn các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động và cho vay thêm 1,0-1,5 điểm phần trăm trong năm  2015,  sau  khi  đã  giảm  khoảng  2  điểm  phần  trăm  trong  năm  2014.  Trong tháng  Giêng  năm  nay,  ngân hàng  trung  ương  đã  tiếp  tục  điều  chỉnh  tỉ  giá  giữa đồng Việt Nam và đô-la Mỹ  xuống thêm 1% và có thể  tiếp tục điều chỉnh xuống 2% trong năm 2015.

Kim  ngạch  xuất  khẩu  nông  sản  và  dầu  thô  có  xu  hướng  giảm  trong  khi nhập khẩu gia tăng để  đáp  ứng nhu cầu trong nước mạnh lên  và cung cấp đầu vào cho sản xuất  -  mặc dù phần nào được bù đắp bởi giá nhập khẩu dầu lửa và hàng hóa cũng giảm. Xuất siêu và thặng dư  tài khoản vãng lai dự  báo sẽ  giảm trong giai đoạn dự báo.Trong trung hạn sẽ  có động lực mới cho hoạt động thương mại và đầu tư xuất phát từ  các hiệp định thương mại tự do mới, lộ  trình hội nhập của Việt Nam vào Cộng đồng kinh tế  ASEAN từ  cuối năm 2015 và kế  hoạch dỡ bỏ dần hạn chế tỉ  lệ sở hữu nước ngoài đối với bất động sản và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tiến  trình  lành  mạnh hóa  khu  vực  ngân  hàng  đang  từng  bước  đạt  được tiến bộ thông qua việc khuyến khích sáp nhập và nhà nước mua lại nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.

Tuy vậy, hệ  thống ngân hàng và DNNN sẽ  tiếp tục tiềm  ẩn rủi ro cho nền kinh  tế.  Các  ngân  hàng  thiếu  vốn,  thiếu  minh  bạch  tài  chính  sẽ  vẫn  rủi  ro  cao trước các cú sốc.  Việc tìm kiếm đủ  nhà đầu tư tham gia vào các đợt bán cổ phần của DNNN bị cản trở bởi cấu trúc sở hữu phức tạp và thông tin tài chính không rõ ràng của các doanh nghiệp này.

 

- Việt Nam cũng được hưởng lợi từ giá dầu thế giới thấp, làm tăng thu nhập khả dụng của người dân và giảm chi phí hoạt động kinh doanh.

- Trong ngắn hạn, cần ưu tiên tăng cường hệ thống ngân hàng và vạch ra chiến lược rõ ràng để giải quyết vấn đề nợ xấu.

- Hiện chỉ có 36% doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất định hướng xuất khẩu, trong khi đó ở Malaysia và Thái Lan, con số này là 60%. Và chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Nguyễn Síu

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh