THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 12:43

9 loài thực vật luôn khiến con người nhầm lẫn giữa ăn được hay có độc tố

Thế giới thực vật đa dạng và phong phú đến nỗi con người chúng ta chẳng thể nào khám phá hết. Nói đâu xa, ngay cả những loại rau thường ngày hay ăn cũng có thể khiến chúng ta nhầm lẫn.

Đặc biệt, trong thiên nhiên còn có những loài thực vật mang tính độc nhưng lại sở hữu vẻ ngoài y hệt một loài khác có thể ăn được. Mới đây, trang Brightside nổi tiếng đã liệt kê ra một vài đại diện điển hình nhất.

1. Nho dại và moonseed

Cả hai loài cây này đều mọc quả thành chùm và rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Cách tốt nhất để xác định cái nào có thể ăn được là lấy một quả và mở nó ra. Nho dại (bên trái) có hạt tròn, trong khi hạt moonseed (bên phải) lại có hạt hình lưỡi liềm.

9 loài thực vật luôn khiến con người nhầm lẫn tai hại: Loại thì ăn được, loại lại có độc và cần né xa - Ảnh 1.

2. Nấm Morchella thật và giả

Morchella (Morel) là một chi gồm các loài nấm ăn được, có bề ngoài trông giống như tổ ong, trong đó phần trên bao gồm các rãnh và nhiều lỗ nhỏ. Loại nấm này được các đầu bếp đánh giá rất cao, là nguyên liệu hảo hạng trong các món ăn Pháp. Vì thế, chúng thường được săn tìm rất nhiều trong thiên nhiên.

Tuy vậy, trong tự nhiên cũng tồn tại 1 loài nấm khác có vẻ ngoài khá tương tự như Morchella, tuy nhiên chúng lại có độc. Cả 2 loài nấm này đều mọc hoang trong nhiều khu rừng. Nấm thật (bên trái) có thân rỗng, nắp gắn chặt với hình dạng giống như tổ ong. Trong khi đó, nấm giả (bên phải) có thân rắn và những chiếc nắp cao, thoạt nhìn không có nhiều rãnh và lỗ nhỏ như tổ ong.

9 loài thực vật luôn khiến con người nhầm lẫn tai hại: Loại thì ăn được, loại lại có độc và cần né xa - Ảnh 2.

3. Quả lu lu đực "hàng real" và "hàng fake"

Ở Việt Nam, chúng ta đã quá quen thuộc với quả tầm bóp, còn được gọi là trái thù lù hoặc lu lu cái. Trên thế giới, có 1 loại phổ biến khác gọi là lu lu đực (tên tiếng Anh: Black nightshade). Loại quả này cũng thường gây biết bao nhầm lẫn tai hại.

Quả lu lu đực "hàng real" (bên trái) thường mọc thành chùm và có hoa màu trắng. Trong khi đó, loại quả "hàng fake" (bên phải) dù sở hữu vẻ ngoài gần y hệt nhưng lại thường mọc riêng lẻ, lúc chưa chín còn chứa độc tố gây hại nếu vô tình ăn phải.

9 loài thực vật luôn khiến con người nhầm lẫn tai hại: Loại thì ăn được, loại lại có độc và cần né xa - Ảnh 3.

4. Hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng

Hạnh nhân là loài thực vật cho hạt ăn rất thơm ngon. Hạnh nhân ngọt (bên trái) thường mọc từ những cây có hoa màu trắng, trong khi hạt hạnh nhân đắng (bên phải) lại mọc từ những cây có hoa màu hồng. Tuy nhiên, đôi khi màu sắc hoa có thể thay đổi khác nhau và một cách khác để dễ dàng phân biệt chúng là nhìn vào phần quả. Hạnh nhân đắng có quả ngắn hơn nhưng bề ngang lại to hơn một chút so với hạnh nhân ngọt.

9 loài thực vật luôn khiến con người nhầm lẫn tai hại: Loại thì ăn được, loại lại có độc và cần né xa - Ảnh 4.

Hạt hạnh nhân

9 loài thực vật luôn khiến con người nhầm lẫn tai hại: Loại thì ăn được, loại lại có độc và cần né xa - Ảnh 5.

5. Tỏi hoang và tử đằng

Tỏi hoang (bên trái) còn được gọi là tỏi gấu, hoàn toàn có thể ăn được như loại tỏi được trồng mà chúng ta thường biết. Trong khi đó, cây tử đằng (bên phải) dù mọc hoa y hệt nhưng lại có độc nguy hiểm. Cách phân biệt 2 loại này dễ nhất là thông qua mùi hương. Cây tỏi hang có mùi đặc trưng của hành, tỏi, trong khi cây tử đằng thì hoàn toàn không.

9 loài thực vật luôn khiến con người nhầm lẫn tai hại: Loại thì ăn được, loại lại có độc và cần né xa - Ảnh 6.

Cây tỏi hoang có thể ăn được

9 loài thực vật luôn khiến con người nhầm lẫn tai hại: Loại thì ăn được, loại lại có độc và cần né xa - Ảnh 7.

6. Quả việt quất dại và quả hổ phách ngọt (tutsan berries)

Mặc dù thoạt nhìn thì giống nhau nhưng bạn có thể phân biệt chúng bằng màu sắc của quả khi chín. Khi nhìn kỹ, những quả việt quất dại (bên trái) sẽ có màu xanh lúc chín hoàn toàn, trong khi quả hổ phách ngọt (ảnh bên phải) lại có màu đen.

9 loài thực vật luôn khiến con người nhầm lẫn tai hại: Loại thì ăn được, loại lại có độc và cần né xa - Ảnh 8.

7. Hạt dẻ và hạt dẻ ngựa

Hạt dẻ ăn được (bên trái) luôn có một đỉnh nhọn trên phần hạt. Trong khi đó, hạt dẻ ngựa (bên phải) thường nhẵn và có hình dạng tròn chứ không sở hữu chi tiết kia.

9 loài thực vật luôn khiến con người nhầm lẫn tai hại: Loại thì ăn được, loại lại có độc và cần né xa - Ảnh 9.

8. Cà rốt hoang dã và cây sâm độc

Vì mọc hoa trông gần như y hệt nhau nên 2 loài thực vật này dễ gây ra nhầm lẫn. Những củ cà rốt hoang dã (bên trái) thường có những sợi tua rua như lông bao phủ trên phần thân. Trong khi đó, củ của cây sâm độc (bên phải) thường có thân nhẵn với những đốm màu tím.

Cà rốt hoang ăn được (bên trái) và cây sâm độc (bên phải)

9 loài thực vật luôn khiến con người nhầm lẫn tai hại: Loại thì ăn được, loại lại có độc và cần né xa - Ảnh 11.

Hoa của chúng trông gần như y hệt nhau

9. Cà chua nho và cà chua hoang

2 loại quả này thoạt nhìn thì khá giống nhau, thế nhưng cà chua nho (bên trái) thì ăn được, có tán lá màu xanh đặc trưng, còn loại cà chua không ăn được (bên phải) thì phần tán lá phía trên sẽ có màu đen kéo dài lên tới phần nhánh cây.

9 loài thực vật luôn khiến con người nhầm lẫn tai hại: Loại thì ăn được, loại lại có độc và cần né xa - Ảnh 12.

Nguồn: Brightside

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh