9 doanh nghiệp Việt Nam đạt Giải thưởng "Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (WEPs) 2020”
- Huyệt vị
- 22:21 - 26/11/2020
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Tăng cường Quyền năng Kinh tế của Phụ nữ tại Châu Á gọi tắt là chương trình WeEmpower Asia do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Liên minh Châu Âu (EU) hợp tác cùng Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức.
Giải thưởng WEPs được phát động từ tháng 9/2020 tại nhiều nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Giải thưởng nhằm ghi nhận và tôn vinh những nỗ lực của các công ty đã có những sáng kiến, chương trình hành động thu hút sự tham gia cũng như nâng cao vị thế của lao động nữ trong doanh nghiệp và chuỗi cung ứng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng tới bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
Doanh nghiệp có vai trò tiên phong trong việc trao quyền cho phụ nữ trong doanh nghiệp, hiện nay có khoảng 20% phụ nữ nắm vai trò làm chủ hoặc điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, bình đẳng giới chưa đạt được kỳ vọng, phụ nữ vẫn có thu nhập thấp hơn nam giới khoảng 20%, sự phân biệt đối xử và gánh nặng công việc gia đình vẫn làm hạn chế sự thăng tiến và tài năng của phụ nữ. Những quốc gia có tỷ lệ bình đẳng giới cao hơn sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và năng lực cạnh tranh cao hơn. Tương tự, những doanh nghiệp có tỷ lệ bình đẳng giới cao hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn, năng suất và năng lực cạnh tranh cao hơn, có lực lượng lao động và môi trường làm việc tốt hơn.
Bà Elisa Fernandez Saenz
Phát biểu tại buổi lễ trao giải bà Nguyễn Thị Tuyết Minh – Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam khẳng định, là sự động viên kịp thời đúng lúc đối với các nữ doanh nhân, tạo ra động lực cho sự sáng tạo, cống hiến và tạo đà cho sự bứt phá của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và để lan tỏa xu hướng kinh doanh bao trùm và hướng tới phát triển bền vững không bỏ ai lại phía sau.
Bà Elisa Fernamdez Saenz – Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam, đại diện Ban Tổ chức Giải thưởng cho biết: : Giải thưởng WEPs ghi nhận nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới của lãnh đạo và công ty đối với người lao động, khách hàng và đối tác của họ, đồng thời truyền cảm hứng cho các công ty và lãnh đạo khác cùng hành động nhằm mang lại tác động rộng lớn hơn".
Các doanh nghiệp khi thực hiện Nguyên tắc bình đẳng giới có thị phần vượt trội hơn so với các công ty khác do tiết kiệm được chi phí tuyển dụng, đào tạo lại nhân sự, tăng uy tín và niềm tin, tăng thị phần từ phân khúc khách hàng mới đòi hỏi các công ty, nhà cung cấp thực hiện bình đẳng giới và có cơ hội tập trung nguồn lực vào đổi mới, sáng tạo. Ước tính đến năm 2025, kinh tế châu Á – Thái Bình Dương có thể tăng thêm 4.5 nghìn tỷ USD nếu thực hiện tốt bình đẳng giới.
Bà Nguyễn Kim Lan – Quản lý chương trình của WeEmpowerAssia
Giải thưởng Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (Weps)" có các hạng mục:
Lãnh đạo cam kết (trên 30 tuổi, dưới 30 tuổi)
Bình đẳng giới tại nơi làm việc
Bình đẳng giới tại thị trường
Bình đẳng giới thông qua tham gia vào cộng đồng và trong ngành
Bình đẳng giới thông qua hành động trong đại dịch Covid-19
Các công ty đạt giải thưởng WEPs gồm:
1. Công ty Nestle Việt Nam - đạt 2 hạng mục "Bình đẳng giới tại cộng đồng và ngành" và "Bình đẳng giới tại nơi làm việc"
2. Công ty Unilever Việt Nam - đạt 2 giải hạng mục "Bình đẳng giới tại nơi làm việc" và "Lãnh đạo cam kết bình đẳng giới"
3. Công ty Friesland Campina đoạt 2 giải hạng mục "Bình đẳng giới tại thị trường" và "Bình đẳng giới tại nơi làm việc"
4.Bài Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng chiến lược tập đoàn TH đoạt hạng mục giải thưởng " Lãnh đạo cam kết Bình đẳng giới".
5. Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch tập đoàn BRG đoạt hạng mục giải thưởng " Lãnh đạo cam kết bình đẳng giới"
6. Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) đoạt hạng mục giải thưởng "Bình đẳng giới tại cộng đồng và ngành"
7. Công ty Cổ phần Sài Gòn Food đoạt hạng mục giải thưởng "Bình đẳng giới tại nơi làm việc"
8. Tập đoàn Hiền Lê đoạt hạng mục giải thưởng "Bình đẳng giới tại thị trường".
9. Công ty Cổ phần Sao Thái Dương đoạt hạng mục "Bình đẳng giới thông qua hành động trong Covid -19".