THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:14

80% lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề

 

Theo ông Luân, từ đầu năm đến nay, trên đạ bàn thị xã Ninh Hòa đã mở 14 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, cán bộ công chức với số lượng 487 học viên. Trong đó, mở 09 lớp nghề phi nông nghiệp, có 351 học viên theo học với các nghề: may công nghiệp, sợi công nghiệp, bóc tách hạt điều, lớp nghề hàn.     

Các lớp dạy nghề phi nông nghiệp ở thị xã Ninh Hòa đều dạy nghề theo mô hình đào tạo có địa chỉ. Bằng cách liên kết với các doanh nghiệp để sau khi đào tạo xong thu nhận học viên vào làm việc theo nhu cầu. Đó là liên kết với Công ty CP May Nha Trang, Công ty bóc tách hạt điều Sao Việt và Trường trung cấp nghề Ninh Hòa mở các lớp may, bóc tách hạt điều và hàn. Sau khi học nghề 100% học viên đều được tiếp nhận vào làm việc tại Công ty CP May Nha Trang và Công ty Bóc tách hạt điều Sao Việt. Đối với học viên học nghề hàn ở Trường trung cấp nghề Ninh Hòa được nhà trường liên kết với Công ty đóng tàu biển Hyundai-Vinashin đóng tại thị xã Ninh Hòa tiếp nhận vào làm việc sau khi có chứng chỉ nghề.

Các học viên nhận chứng chỉ học nghề trồng cây lương thực thực phậm tại xã Ninh Thân, bế giảng vào ngày 20/8/2015

               Nói về chất lượng chuyên môn trong đào tạo nghề, ông Luân cho biết thêm, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả cao không chỉ chú trọng đến yếu tố giải quyết việc làm mà còn khảo sát kỹ nhu cầu học nghề của học viên và đảm bảo các điều kiện học tập về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề cũng như giáo viên giảng dạy.

Hàng năm, thông qua Phiên giao dịch việc làm, địa phương đã giới thiệu cho các doanh nghiệp, các ngành, nghề đang cần tuyển dụng lao động. Tổ chức tư vấn trực tiếp các nghề đào tạo theo Đề án 1956 cho lao động nông thôn tham gia phiên giao dịch việc làm. UBND các xã, phường triển khai các buổi tư vấn, giới thiệu việc làm, thống kê lao động nông thôn có nhu cầu đăng ký học nghề.

Thị xã cũng chú trọng đến chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề. Trong công tác phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, các cơ sở dạy nghề tuyển dụng giáo viên, người dạy nghề từ thợ lành nghề trong các làng nghề, cơ sở và các doanh nghiệp, các kỹ sư nông nghiệp. Bên cạnh đó, hàng năm UBND thị xã cử cán bộ phụ trách Đề án 1956 và cán bộ LĐ-TB&XH các xã, phường làm công tác quản lý tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Phòng Dạy nghề của Sở LĐ-TB&XH tổ chức.

Về công tác tại thị xã Ninh Hòa, chúng tôi đã tham dự một lớp bế giảng về  giảng về dạy nghề trồng cây lương thực thực phẩm cho nông dân ở xã Ninh Thân. Nhiều học viên đã là nông dân bao năm với nghề chính là trồng lúa, nhưng sau khi học xong lớp nghề như được tiếp thu nhiều điều mới lại trong khoa học sản xuất. Họ rất phấn khởi khi được tiếp nhận kiến thức khoa học kỹ thuật trong trồng trọt như: tỷ lệ gieo giống lúa để không dày, không thưa, cách phòng trừ bệnh đạo ôn, biện pháp bón phân…

Anh Phan Hải, là một trong 3 học viên xuất sắc của lớp cho biết,, từ hồi giờ mình làm ruộng chỉ theo kinh nghiệm truyền lại. Bây giờ học xong mới vở ra nhiều điều. Trong lớp học đã thực hiện mô hình sản xuất lúa theo phương pháp khoa học, có đối chứng với ruộng sản xuất bình thường của nông dân. Kết quả cho thấy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật cho trồng lúa mang lại hiệu quả rõ rệt.

Anh Hải cho biết thêm, trong quá trình học lý thuyết cũng như thực hành trên đồng ruộng, giảng viên có những dẫn chứng khoa học, nêu những biện pháp mang lại hiệu quả cho từng công việc. Phải sử dụng giống xác nhận trở lên. Khi đối chiếu với ruộng đối chứng do gieo sạ dày (11 kg/sào) cho thấy khả năng đẻ kém, cây yếu. Bón phân đạm theo theo bảng so màu lá lúa sẽ tiết kiệm được phân đạm, giảm hoặc không cần thiết phải phun thuốc BVTV ở các thời kỳ của cây lúa mang lại lợi ích thế nào…Các khâu chăm sóc, làm cỏ, tưới nước được đề ra và xử lý trên cơ sở sinh lý của cây lúa, duy trì tập đoàn thiên địch trên đồng ruộng là cần thiết. Sử dụng cơ giới hóa trước và sau thu hoạch nhằm hạn chế thất thoát.

Đánh giá về hiệu quả việc làm sau khi học nghề nông nghiệp, ông Trần Luân cho biết: Sau khi tham gia học các lớp nghề nông nghiệp, đa số lao động nông thôn đã biết áp dụng kiến thức đã học, áp dụng khoa học kỹ thuật vào các mô hình sản xuất nông nghiệp như: Mô hình trồng hành, tỏi tại các xã Ninh Vân và Ninh Phước; Mô hình trồng nấm rơm, nấm bào ngư tại các xã Ninh Quang, Ninh Bình và Ninh Giang; Mô hình trồng hoa, chăm sóc cây cảnh tại Ninh An, Ninh Thọ, Mô hình trồng rau sạch tại Ninh Phụng; Mô hình sản xuất lúa giống, lúa năng xuất cao tại Ninh phú, Ninh Quang, Ninh Hưng, Ninh Phụng; Mô hình trồng và chăm sóc cây mía tại các xã Ninh Tân, Ninh Thượng, Ninh Xuân. Sau học nghề, người lao động tăng thu nhập, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, góp phần vào tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Ngọc Minh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh