8 thói quen phổ biến gây hại răng miệng
- Sức khỏe
- 22:56 - 03/01/2019
Chải răng quá mạnh: Khi chúng ta đánh bàn chải quá mạnh, lông của nó sẽ bị cong và không loại bỏ được cặn răng đúng cách. Ngoài ra, chải răng mạnh có thể làm tổn thương nướu, dẫn đến tụt lợi, lộ chân răng và mòn men răng.
Không sử dụng các thiết bị làm sạch bổ sung: Bàn chải dù tốt đến mức nào cũng chưa thể làm sạch hoàn toàn mảng bám trên răng. Đó là lý do bạn cần làm sạch các kẽ trống giữa răng bằng chỉ nha khoa. Nếu kẽ khá rộng, bạn có thể sử dụng bài chải kẽ răng. Để tiêu diệt vi khuẩn, hãy dùng nước súc miệng. Bạn cũng có thể sử dụng máy tăm nước, giống như vòi hoa sen cho răng và nướu sau mỗi lần đánh răng. Nó sẽ giúp làm sạch lưỡi và kẽ răng, đồng thời massage nướu nhẹ nhàng.
Không chăm sóc nướu kỹ càng: Nếu nướu bị yếu và không có nguồn cung cấp máu đủ lớn, nó có thể dẫn đến viêm nha chu. Căn bệnh này khiến nướu bị viêm, chảy máu, mềm đi và để lộ chân răng. Thậm chí, bạn có thể bị rụng răng. Để làm cho nướu chắc khỏe hơn, bạn cần massage chúng hàng ngày bằng bàn chải đánh răng hoặc ngón tay với chuyển động tròn. Ăn thức ăn đặc và nhai kỹ. Bạn có thể súc miệng bằng vỏ cây sồi hoặc trà xô thơm, hay đơn giản là nước muối. Nếu nướu dễ bị chảy máu, hãy đến nha sĩ để được vệ sinh răng miệng và kê thuốc kỹ càng.
Không lấy cao răng: Cao răng là sản phẩm cứng của khoáng chất từ nước bọt và thức ăn tích tụ trong mảng bám quanh răng. Nó có màu nâu vàng và không thể loại bỏ bằng bàn chải đánh răng. Mảng bám và cao răng gây ra bệnh nha chu, bao gồm viêm xương bao quanh răng. Cao răng có thể cứng như đá, chỉ được loại bỏ bởi các dụng cụ đặc biệt của nha sĩ. Để tránh điều này, bạn nên đi lấy cao răng ít nhất một lần mỗi năm. Các nha sĩ sẽ tư vấn cụ thể về tình trạng răng của bạn.
Chỉ nhai thức ăn bằng một bên miệng: Nhai có đặc tính tự làm sạch. Vì vậy, nếu bạn chỉ nhai thức ăn ở một bên miệng, nó có thể dẫn đến sâu răng và viêm nha chu ở bên mà bạn không sử dụng. Ngoài ra, nhai một bên miệng sẽ giúp các cơ dày và khỏe ở bên đó, nhưng bên còn lại thì không. Khi đó, khuôn mặt của bạn sẽ trở nên bất đối xứng. Cuối cùng, thói quen này có thể dẫn đến đau và gây ra các vấn đề về thính giác. Vì vậy, bạn nên chú ý khi ăn, cố gắng nhai thức ăn ở cả hai bên miệng. Đừng quên ăn thức ăn đặc như trái cây và rau củ. Chúng sẽ làm cho răng chắc khỏe hơn.
Không dạy trẻ chăm sóc răng: Một số cha mẹ nghĩ rằng không cần phải chăm sóc răng sữa đúng cách vì chúng chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, một đứa trẻ nên biết điều gì đúng và điều gì sai vì răng sẽ thay nhưng thói quen vẫn còn đó. Bạn nên dạy trẻ về thời gian đánh răng kéo dài ít nhất 3 phút và chải răng theo chiều lên xuống. Men răng vĩnh viễn của trẻ không khỏe bằng răng người lớn. Và các rãnh (khe nứt) trên răng sẽ bị sâu hơn, đó là lý do thức ăn nếu mắc vào sẽ khó bị chải đi. Vì vậy, bạn cần dạy trẻ đánh răng cẩn thận.
Không đổi bàn chải đánh răng trong thời gian dài: Bàn chải đánh răng ẩm ướt có thể tích tụ nhiều vi khuẩn trong ít nhất một tháng. Các nha sĩ khuyên bạn nên thay bàn chải đánh răng mỗi 2-3 tháng một lần. Sử dụng quá thời gian này có thể gây hại răng miệng và một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như bệnh tim.
Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride: Loại kem đánh răng này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ vì nó dẫn đến sự phát triển răng không chính xác và tạo ra các đốm trắng trên răng của trẻ. Kem đánh răng chứa nhiều fluoride có thể gây sứt mẻ răng, thậm chí tăng mức độ hấp thụ nhôm trong não, góp phần gây ra bệnh Alzheimer.