8 tháng đầu năm cả nước có gần 29.000 cơ sở dễ phát sinh tệ nạn mại dâm
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 02:23 - 23/09/2016
Ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH ; ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội; ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội; bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cùng đại diện một số bộ, ban, ngành, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ, đại diện các nhóm đồng đẳng...đã tham dự hội thảo
Tại hội thảo, đại diện Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội và các chuyên gia đã chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm, về quá trình xây dựng và triển khai Luật sửa đổi về mại dâm của New Zealand. Đồng thời thảo luận về quan điểm, giải pháp, biện pháp và các chính sách cần có để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống mại dâm của Việt Nam. Đặc biệt là định hướng trong xây dựng dự án Luật Phòng, chống, mại dâm ở Việt Nam trong thời gian tới, nhất là cần có những thay đổi về cách nhìn nhận, cách đánh giá và quan điểm mới đối với hoạt động mại dâm bằng các chính sách, pháp luật cụ thể.
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm trả lời báo chí tạ cuộc hội thảo
Theo bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, các kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, việc phi hình sự hóa mại dâm, giúp bảo vệ nhân quyền, tạo thuận lợi cho người hành nghề mại dâm và khách hàng của họ tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giảm cầu và các dịch vụ hỗ trợ xã hội khác.
Phi hình sự hóa mại dâm chính là việc xóa bỏ những chế tài hình sự và hành chính và các hình phạt liên quan tới mại dâm, bao gồm các quy định pháp luật về xử lý hình sự liên quan tới người mua dâm và chứa mại dâm. Nghiên cứu ở NewZealand cho thấy phi hình sự hóa hoạt động mại dâm không gây bùng nổ ngành công nghiệp tình dục, hoặc tăng số lượng người hành nghề mại dâm và cũng không gây suy giảm đạo đức theo như một số dự đoán.
Tại New Zealand, trước 2003, mại dâm là bất hợp pháp, các hoạt động liên quan đến mại dâm được coi là tội phạm hình sự, tất cả các hành vi quảng cáo mại dâm, chứa mại dâm, bán dâm, mại dâm đường phố… đều bị xử phạt. Tuy nhiên, từ năm 2003, Luật Cải cách mại dâm đã được Quốc hội New Zealand thông qua, trong đó xóa bỏ sự trừng phạt đối với các hành vi liên quan đến mại dâm; thúc đẩy an sinh, sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho người hành nghề bán dâm; xác định vai trò cụ thể cho y tế công và cán bộ y tế; xác định trách nhiệm cho người tổ chức bán dâm, người bán dâm và khách hàng; các khoản tiền phạt và truy tố nếu có vi phạm về sức khỏe và an toàn; cấm mua bán dâm với người dưới 18 tuổi.
Khi luật được triển khai, New Zealand đã xây dựng kế hoạch để tăng cường công tác quản lý; đồng thời hỗ trợ các nhà thổ, chủ chứa và người bán dâm hoạt động hợp pháp thông qua cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước một cách minh bạch, rõ ràng. Những kinh nghiệm từ New Zealand cho thấy việc tiếp cận người bán dâm dưới góc độ giúp đỡ, bảo vệ họ về sức khỏe, an toàn sẽ làm giảm thiểu đáng kể những tác hại của mại dâm, việc quản lý hoạt động mại dâm sẽ hiệu quả hơn.
Tại Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2016, tình hình mại dâm và tội phạm có liên quan đến mại dâm vẫn diễn biến phức tạp. Đã xuất hiện và gia tăng các hình thức hoạt động mại dâm, như gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâm thông qua mạng Internet, điện thoại di động, các trang mạng xã hội...
Theo thống kê của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, từ đầu năm đến nay, cả nước đã có thêm 28.677 cơ sở kinh doanh dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, nâng tổng số cơ sở loại hình này lên hơn 126.000 cơ sở với gần 100.000 nữ nhân viên làm việc, có nguy cơ cao hoạt động mại dâm. Hiện cả nước còn 711 tụ điểm, địa bàn phức tạp về tệ nạn mại dâm, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh...
Phi hình sự hóa hoạt động mại dâm không gây bùng nổ ngành công nghiệp tình dục (Ảnh minh họa)
Trước thực trạng trên, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày 7/3/2016, phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020; bao gồm nhiều giải pháp, biện pháp và các hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở bình đẳng giới, trong đó tập trung xây dựng chỉ đạo thực hiện 3 mô hình: Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, Trung tâm công tác xã hội; mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; mô hình hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống, bạo lực giới.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho biết, tệ nạn mại dâm là vấn đề xã hội khó giải quyết không chỉ ở Việt Nam, mà của nhiều nước trên thế giới. Việc xây dựng chính sách, pháp luật để xử lý các vấn đề liên quan đến mại dâm hiện nay đòi hỏi phải trên cơ sở nhận thức về lý luận và phương pháp tiếp cận mới, đặc biệt là vấn đề bảo đảm quyền, bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội.
Việc phi hình sự hóa mại dâm không có nghĩa là hợp pháp hóa mại dâm, mà sẽ tạo môi trường an toàn hơn để bảo về quyền và sức khỏe của những người bán dâm. Có nhiều cách thức mà các quốc gia lựa chọn để xử lý vấn đề này.
Hiện nay, pháp luật và chính sách ở các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có liên quan đến phòng, chống mại dâm rất đa dạng và khác nhau. Việc rà soát, đánh giá thực trạng tình hình, kết quả triển khai việc thực hiện chính sách pháp luật về mại dâm ở Việt Nam cần có sự so sánh, đánh giá, trao đổi dựa trên kinh nghiệm của các nước trên thế giới về các mô hình, các giải pháp, biện pháp để quản lý có hiệu quả vấn đề này.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Hàng nghìn CEO trên toàn cầu tự tin về triển vọng tăng trưởng như chưa hề có đại dịch
Giám đốc điều hành (CEO) của các doanh nghiệp lớn nhất thế giới ngày càng lạc quan về triển vọng của doanh nghiệp mình. Mặc dù biến thể Delta làm chậm quá trình "trở lại bình...
3 năm trước
Tin nên đọc