THỨ HAI, NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2024 01:04

5 kỹ năng sống nằm lòng trong tình huống nguy hiểm

 

Con người có thể chịu đói giỏi hơn chịu khát. Nếu trong tình huống thiếu nước sạch để uống, hãy đào một hố đất nhỏ, bên trong đặt một vật chứa nước, trong lòng hố để các cụm cỏ sạch. Kiếm một tấm ni-lông sạch đặt trên miệng hố, đồng thời dùng các cục đất để cố định tấm ni lông. Đặt một viên đá giữa tấm ni-lông để tạo độ trũng. Điểm trũng trùng với miệng của vật chứa nước sạch bên dưới.

 

Thế còn kỹ năng sống trong tình huống "lơ lửng" thì sao? Trong trường hợp bắt buộc phải nhảy từ nhà cao tầng xuống (ví dụ để thoát khỏi đám cháy) hay trượt chân rơi xuống vách núi, điều quan trọng nhất trong tình huống này là phải tìm cách giảm tốc độ rơi xuống thấp nhất có thể. Hãy lợi dụng tán cây, rèm cửa hay thành cửa sổ để bám víu.

 

Giữ chân chụm vào nhau và hơi cong gối. Cố gắng tiếp đất bằng ngón chân đầu tiên để giảm áp lực vào xương. Đừng cố đứng thẳng hay giữ khoảng cách giữa hai chân. Cố gắng che đầu bằng hai tay ngăn phần đầu tiếp xúc trực tiếp với mặt phẳng. Điều này sẽ tăng cơ hội sống sót cho bạn.

 

80% các vụ tai nạn xảy ra trong khoảng thời gian sau khi cất cánh 3 phút hoặc trước khi hạ cánh 8 phút. Cơ quan an toàn bay thường nhắc nhở về nguyên tắc "sau 3 trước 8" này và khuyên mọi người chú ý cẩn thận vào lúc sau khi cất cánh và trước khi hạ cánh. Vì vậy lúc đó bạn nên cảnh giác và chú ý đường thoát hiểm thay vì nghe nhạc hoặc xem phim.

 

Nếu chẳng may bị cuốn vào một dòng suối chảy xiết, phía trước là một con thác lớn. Hãy bình tĩnh! Hãy cuộn tròn người lại, nín thở để mặc cho dòng nước cuốn bạn xuống đáy. Sau đó dùng sức tách mình ra khỏi dòng nước. Hãy nghĩ rằng mình đang lặn thay vì vùng vẫy chống lại dòng nước xiết. Mặc dù điều này rất khó khăn về tinh thần nhưng đó là cách duy nhất bạn có thể thoát ra an toàn.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh