THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 04:20

2 tỷ đồng để mua bản quyền một tập thơ ?

 

Sáng 27.5, bà Nguyễn Kim Thoa, Phó giám đốc Công ty Tân Việt, xác nhận đơn vị này đã mua quyền sử dụng tập thơ Quà cho con của ông Nguyễn Huy Hoàng với giá 550 triệu đồng. Theo đó, Tân Việt được quyền in ấn và phát hành trên toàn lãnh thổ trong vòng 5 năm với tác phẩm này.

Theo bà Thoa, thì ông Hoàng chỉ thực nhận 500 triệu đồng, Công ty Tân Việt giữ lại 50 triệu đồng để đóng thuế. Khi được hỏi việc đóng thuế đã được thực hiện rồi phải không, bà Thoa nói: “Không, thuế thì trong quy định là sẽ phải nộp nhanh hay chậm trong vòng bao nhiêu ngày đấy. Thì sẽ phải nộp, trách nhiệm là phải nộp”.
Như vậy, hiện các thông tin về số tiền này mới chỉ có hai bên liên quan phát ngôn. Việc phát ngôn này cũng chưa đi kèm các chứng cứ bằng văn bản như hợp đồng hoặc hóa đơn thuế.

Ngoài ra, ông Hoàng xác nhận đã có doanh nghiệp xin mua bản quyền cuốn thơ này với giá 2 tỉ đồng. “Chính xác là 2 tỉ. Lúc đầu người ta đòi mua đến 3 tỉ, nhưng sau ngồi họp, gọi bộ phận kinh doanh đến thì họ nói là 2 tỉ thôi. Không chỉ một công ty đấy, mà còn nhiều công ty đang ở cái gọi là chưa xác nhận nhưng đang quyết định như thế (mua bản quyền - NV). Khi người ta mua không phải mua để kinh doanh mà mua làm thương hiệu cho người ta”, ông Hoàng nói. Mặc dù vậy, ông Hoàng không cung cấp tên của các đơn vị cá nhân liên quan đã đòi mua sách của ông để phóng viên liên lạc kiểm chứng.


Kỷ lục tiền bản quyền của một bài thơ
Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan được một doanh nghiệp mua bản quyền vào năm 2004 với số tiền 100 triệu đồng.
Năm 2013, bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớcủa nhà thơ Trần Đình Chính (sáng tác năm 1980, sau đó được nhà thơ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc) được một doanh nghiệp mua bản quyền sử dụng với giá 300 triệu đồng. Bài thơ sau đó cũng được Cục Bản quyền, Bộ VH-TT&DL cùng một số đơn vị liên quan trao kỷ lục “Bài thơ có giá bản quyền cao nhất Việt Nam”. Nó cũng trở thành một trong 10 kỷ lục Việt Nam thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ năm 2013.

Tập thơ Quà cho con có nhiều bài thơ được đăng lẻ tẻ trên Facebook tác giả, trước khi được tập hợp thành tập thơ đầu tay gồm 100 bài. Cho đến khi ra sách, ông Hoàng cũng không hề là một tác giả thơ có tiếng. Thậm chí, sau khi một số bài thơ được đưa lên mạng xã hội, nhiều người còn cho rằng đấy chỉ là khẩu hiệu có vần hay vè. Hiện, ông là thư ký của Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Vương Duy Biên. Vị Thứ trưởng này hiện đang quản lý nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm, điện ảnh và các vấn đề về công nghiệp sáng tạo. Ngày ra mắt tập thơ 12.5 vừa rồi, đích thân vị thứ trưởng này đến dự và phát biểu ý kiến.
Theo bà Thoa, hợp đồng giữa hai bên còn có điều khoản ông Hoàng được phép mời tài trợ cho cuốn sách Quà cho con. “Bạn ấy đề nghị bạn ấy sẽ mời được 15 đơn vị tài trợ. Tức là đơn vị tài trợ sẽ mua sách của tác giả để mang đi tài trợ các vùng sâu vùng xa, chứ họ không được bán. Tác giả không được phát hành trên thị trường. Các kênh bán lẻ không được bán mà chỉ có thể ký hợp đồng với đơn vị tài trợ nào đó. Ví dụ bên Hội Phật giáo đang muốn mua mấy ngàn cuốn của tác giả để mang đi tài trợ”, bà Thoa nói.
Ông Hoàng cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp cũng đang hứng khởi với việc quảng cáo và làm thương hiệu nhờ cuốn sách của ông. “Người ta làm thành sách này, rồi người ta in vào sau bìa để quảng cáo này. Rồi người ta đi kèm với sản phẩm tặng cho bạn hàng này, các đại lý đấy, kiểu kiểu thế”, ông Hoàng nói.
“Trên cơ sở NXB Hội Nhà văn cấp phép tôi yêu cầu thơ giữ nguyên, tranh với hình ảnh giữ nguyên. Giữ để bảo đảm đúng bản sắc dân tộc. Để nếu sai, tôi kiện ngay theo hợp đồng. Họ được quyền quảng cáo ở bìa sau, để logo bìa trước. Ở trang nào đấy, tôi sẵn sàng làm cho anh một bài thơ về sản phẩm đấy, rồi họa sĩ vẽ về sản phẩm đấy, nên người ta thích là thích ở đấy”, ông Hoàng nói. Ông cũng lấy ví dụ: “Mấy công ty sữa bảo cái bài Uống sữa hàng ngày thì chỉ thay giúp tên thương hiệu của họ vào trên chỗ hộp sữa không có tên. Tôi bảo cái đó thì được. Cho vào được vì không ảnh hưởng đến kết cấu, đến bản sắc gì cả. Cứ sữa Việt là được, sữa nước ngoài là không chơi”.

Một trang trong tập sách Quà cho con

Hiện tại, theo bà Thoa, Tân Việt mới in chục ngàn bản cuốn sách này. “Thực tế cái này mình cũng không muốn chia sẻ. Nó là thông tin về kinh tế. Mình cũng không muốn chia sẻ về số lượng. Vì cái này mình làm thì mình đều có giấy phép đầy đủ. Cho nên mình cũng không muốn thông tin làm gì vội khi mà cuốn sách mới bắt đầu ra thị trường”, bà nói. 

 

Đôi khi không rõ thiệt hơn/Có người đang khỏe gặp cơn hiểm nghèo/Đang vui gặp hạn gieo neo/Đang giàu phá sản thành nghèo tay không/Cuộc đời cũng như dòng sông/Nơi thì thẳng tắp nơi vòng quanh co/Nơi làm bến đỗ con đò/Nơi hun hút xoáy, sóng to, nước đầy” (Bài Không phân biệt đối xử).
“Thế gian nhiều kẻ hám tiền/Vì tiền hại cả mẹ hiền cha yêu/Vì tiền làm giả nói điêu/Vì tiền bất chấp mọi điều xấu xa” (Bài Tiền chỉ là phương tiện).
“Có quýt lại muốn có cam/Con người luôn sẵn cái tham trong lòng” (Bài Kiềm chế lòng tham).
“Khó khăn là chuyện bình thường/Như xe đang chạy gặp đường mấp mô/ Dòng đời gian khổ đẩy xô/Thường tình như thể thủ đô tắc đường” (Bài Chịu đựng hy sinh). (Trích từ Quà cho con)

Thu Hương

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh