CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:32

2 tháng đầu năm, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với 353,5 triệu USD

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/2/2018 thu hút 411 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 1.391,2 triệu USD, tăng 31,3% về số dự án và giảm 31,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, có 133 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 700,3 triệu USD, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 2 tháng đạt 2.091,5 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2017.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 2 tháng ước tính đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 2 tháng năm 2018 còn có 873 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 1.253,4 triệu USD, tăng 102,5% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 471 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 858,9 triệu USD và 402 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 394,5 triệu USD.

Trong 2 tháng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 817,4 triệu USD, chiếm 58,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 253,8 triệu USD, chiếm 18,2%; các ngành còn lại đạt 320 triệu USD, chiếm 23%.

Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 2 tháng năm nay đạt 1.488,5 triệu USD, chiếm 71,2% tổng vốn đăng ký; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 253,8 triệu USD, chiếm 12,1%; các ngành còn lại đạt 349,2 triệu USD, chiếm 16,7%.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 337,6 triệu USD, chiếm 26,9% tổng giá trị góp vốn; ngành xây dựng đạt 325,9 triệu USD, chiếm 26%; các ngành còn lại đạt 589,9 triệu USD, chiếm 47,1%.

Cả nước có 27 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 2 tháng đầu năm, trong đó Ninh Thuận có số vốn đăng ký lớn nhất với 253,9 triệu USD, chiếm 18,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bình Dương 224,7 triệu USD, chiếm 16,2%; thành phố Hồ Chí Minh 166,5 triệu USD, chiếm 12%; Hà Nam 104,3 triệu USD, chiếm 7,5%; Nam Định 89,2 triệu USD, chiếm 6,4%; Bắc Ninh 88,9 triệu USD, chiếm 6,4%; Đồng Nai 87,7 triệu USD, chiếm 6,3%.

Trong số 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 2 tháng năm nay, Xin-ga-po là nhà đầu tư lớn nhất với 353,5 triệu USD, chiếm 25,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 243,6 triệu USD, chiếm 17,5%; Nhật Bản 139 triệu USD, chiếm 10%; Hà Lan 136,6 triệu USD, chiếm 9,8%; Hoa Kỳ 88,1 triệu USD, chiếm 6,3%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 84,8 triệu USD, chiếm 6,1%; Na-uy 70,1 triệu USD, chiếm 5%.

NGUYỄN THANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh