10 hồ nước lớn nhất thế giới
- Văn hóa - Giải trí
- 20:57 - 23/04/2016
1. Hồ Great Slave nằm ở phía tây bắc Canada là hồ sâu nhất tại khu vực Bắc Mỹ, với độ sâu trung bình lớn hơn 610 m, diện tích khoảng 28.568 km2. Phần lớn diện tích hồ luôn bị đóng băng. Hồ Great Salve là những gì còn sót lại của lưu vực sông băng sau kỷ Băng hà. Ảnh: Daniel Case.
2. Hồ Malawi, hay còn gọi là hồ Nyasa, nằm trên lãnh thổ của ba quốc gia Malawi, Mozambique và Tanzania. Hồ có diện tích hơn 29.600 km², chiều dài 580 km, chiều rộng 75 km. Hồ Malawi còn là môi trường sống của hơn 1.000 loài cá cichlid, cá sấu và hà mã. Ảnh: Christiane Birr.
3. Hồ Gấu Lớn (Great Bear), nằm ở phía tây bắc Canada, là hồ lớn nhất tại quốc gia này, với diện tích 31.153 km². Hồ hoàn toàn bị đóng băng suốt 4 tháng trong năm.Chính phủ Canada khai thác uranium, đổ khoảng 750.000 tấn chất thải quặng uranium xuống hồ Gấu Lớn, trong những năm đầu thế kỷ 20. Khu vực này đang được thăm dò để khai thác dầu mỏ. Ảnh: Mattcatpurple.
4. Hồ Baikal, Nga, được xem là hồ nước ngọt sâu nhất và cổ xưa nhất trên Trái Đất, hình thành khoảng 20 - 25 triệu năm trước từ vết nứt trong lục địa. Nơi sâu nhất của hồ lên đến 1,6 km.Hồ Baikal chứa khoảng 20% lượng nước ngọt trên thế giới, do có hơn 300 dòng sông và con suối đổ vào hồ. Ảnh: Kyle Taylor.
5. Hồ Tanganyika là hồ nước dài nhất thế giới, nằm trên lãnh thổ 4 quốc gia: Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania và Zambia. Hồ trải dài 673 km theo hướng Bắc - Nam, bao phủ diện tích khoảng 32.900 km2. Hồ nước ngọt Tanganyika là nơi sinh sống của hơn 2.000 sinh vật, bao gồm 600 loài đặc hữu. Hồ hình thành khoảng 12 triệu năm trước, dọc theo Thung lũng Vết nứt lớn (Great Rift Valley) nhờ sự giãn tách của hai mảng kiến tạo lục địa. Ảnh: Fabulousfabs.
6. Michigan là hồ lớn thứ ba thuộc Ngũ Đại Hồ, nằm hoàn toàn trên lãnh thổ nước Mỹ. Hồ có chiều dài 494 km, rộng 190 km, bao phủ diện tích khoảng 58.000 km². Hồ Michigan nổi tiếng là nơi có sản lượng đánh bắt cá hồi và cá vược lớn. Ảnh: Anne Swoboda.
7. Huron là hồ lớn thứ hai thuộc Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ, có diện tích hơn 59.000 km². Tên gọi của hồ do các nhà thám hiểm Pháp đặt, dựa theo tên dân tộc Huron sống trong khu vực. Ảnh: Josh Grenier.
8. Hồ Victoria là hồ nước ngọt lớn nhất tại châu Phi và lớn thứ hai thế giới, với diện tích 69.000 km2. Hồ nằm trên lãnh thổ của ba quốc gia Uganda, Kenya, Tanzania.Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho hồ là nước mưa, không phải dòng chảy của sông, suối. Độ sâu trung bình của hồ khoảng 40 m, tùy thuộc điều kiện thời tiết và lượng mưa. Ảnh: Peter Wollinga.
9. Hồ Superior thuộc Ngũ Đại Hồ, Bắc Mỹ, là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới tính theo diện tích mặt nước (82.100 km²), nhưng hồ Baikal ở Siberia, Nga lớn hơn tính theo thể tích. 10% lượng nước ngọt của thế giới không bị đóng băng đang nằm ở hồ Superior. Ảnh: Randen Pederson.
10. Biển Caspi thực chất là một hồ nước do nằm hoàn toàn trên đất liền, không liên kết với biển và đại dương khác. Xung quanh biển Caspi bao gồm lãnh thổ của 5 quốc gia: Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Nga và Turkmenistan. Sông Volga, con sông dài nhất châu Âu, là nguồn nước chính đổ vào biển Caspi.Biển Caspi là hồ nước lớn nhất trên thế giới, với diện tích mặt nước khoảng 371.000 km², gấp gần 5 lần kích thước hồ Superior. Ảnh: Marina Khlybova.