THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:36

Yếu tố chính quyết định chỉ số hạnh phúc của người trung niên, ngoài tiền ra, thì chính là gia đình

Nói tới người trung niên, bất luận có hay không có tiền, cảm giác đầu tiên của hầu hết tất cả mọi người đều là một chữ: khổ, hoặc hai chữ: khổ quá!

Thước phim đời người này, nếu phân cảnh ra, 40 tuổi có lẽ thuộc vào loạt cảnh cao trào, nhưng bạn sẽ phát hiện ra, bước vào độ tuổi này, có một vài người đang hưởng thụ, một vài người thì đang vất vả mưu sinh, còn phần lớn mọi người lại đang mắc kẹt giữa hai kiểu này, lẩn khuất trong mọi ngõ ngách của cuộc sống, sống cho qua ngày, và nhiều khi còn quá bận rộn để để ý tới mọi thứ xung quanh.

Yếu tố chính quyết định chỉ số hạnh phúc của người trung niên, tôi nghĩ rằng ngoài tiền ra, thì đó chính là tình yêu và gia đình.

Hãy lấy câu chuyện của nhân vật tên Phong dưới đây làm một ví dụ.

01

Tôi tên Phong, năm nay 40 tuổi, là quản lý bộ phận của một doanh nghiệp.

Sau khi đọc một bài viết có tựa đề "Mệt mỏi suốt 38 năm, tôi mới thực sự hiểu được cuộc đời của mình", tôi đã khóc lên như một đứa trẻ.

Khóc xong, tâm trạng trống rỗng, rồi như thường lệ, tôi lái xe về nhà.

Nếu không có lần bệnh dịch này xảy ra, tôi có lẽ sẽ chẳng bao giờ nghiêm túc ngồi ngẫm lại bản thân, phán xét lại nội tâm của mình.

Tôi và vợ đều xuất thân gia đình nhà nông, vì ba mẹ hai bên đều đã già yếu, nên sau khi con trai ra đời, hai chúng tôi bàn bạc với nhau rằng vợ sẽ tạm thời nghỉ ở nhà 3 năm, đợi con đi lớp rồi sẽ quay lại đi làm. Tiền lương của tôi sẽ giao hết cho vợ, mỗi tháng chỉ giữ lại 1-2 triệu để tiêu.

Tôi biết là trông con rất vất vả, nhưng nhiều khi cũng hết cách, khoảng thời gian đó, tôi thuộc vào hàng nhân viên ưu tú của công ty, vì để được thăng chức tăng lương, vì mục tiêu KPI, tôi thường xuyên tăng ca, còn đi theo lãnh đạo đi gặp khách hàng.

Một hôm, sau khi rượu say về nhà, tôi phát hiện ra vợ mình vừa ôm con khóc vừa khóc rưng rức trên giường.

Thấy tôi rượu say bước vào phòng, cô ấy đặt con xuống giường, rồi khóc lớn lên.

Khoảnh khắc đó, tôi thấy mọi giây thần kinh của mình như vỡ vụn ra, cô ấy tủi thân, tôi cũng ấm ức, tôi không nhịn được đã lớn tiếng với cô ấy.

Ngày hôm sau, tôi xin lỗi cô ấy, cô ấy không nói một lời, mãi một lúc sau mới nói trong phẫn nộ: "Cả hai đứa đều tốt nghiệp đại học, vì sao trông con khổ một mình em phải chịu, em không kiếm được nhiều tiền như anh ư? Mỗi tháng lương anh đều đưa em hết, nhưng cứ nhìn chi tiêu gia đình mình đi, từ lúc sinh con tới giờ, em chưa mua một chiếc áo mới nào, anh có để ý không? Buổi trưa anh không về, em đến cơm cũng không nuốt nổi, hi vọng của em ở đâu?"

Lời của vợ khiến tôi rất đau, nghĩ lại thì cô ấy gả cho tôi cũng không sung sướng gì, tôi liền thầm thề trong lòng rằng mình sẽ phải tiếp tục nỗ lực làm việc, nhanh chóng được tăng lương để còn thuê bảo mẫu về.

2020, tôi 40 tuổi, vừa thất nghiệp: Yếu tố chính quyết định chỉ số hạnh phúc của người trung niên, ngoài tiền ra, thì chính là gia đình - Ảnh 1.

02

Bi thương ở chỗ, chức càng cao thì việc càng nhiều, nhậu nhẹt tiếp khách cũng càng nhiều hơn, uất ức của vợ càng tích càng sâu, tôi cảm thấy trong lòng rất không thoải mái, có một cái gì đó rất khó để diễn tả ra.

Cảm giác giống như việc hồi bé bất kể có làm gì cũng đều bị mẹ phê bình vậy, cảm giác tủi thân và uất ức không được cảm thông ấy, lâu dần khiến tôi trở nên cáu kỉnh.

Quan hệ giữa tôi và vợ ngày một xấu đi, cứ như vậy, cuối cùng cũng tới tuổi con đi lớp, vợ tôi cũng bắt đầu quay trở lại làm việc, cô ấy bắt đầu chú ý tới giảm cân và tập thể dục, và cũng ít quan tâm tới tôi hơn, tôi đi làm về sớm hay muộn, cô ấy cũng chẳng hỏi han.

Khoảng thời gian đó, tôi bỗng nhiên cảm giác không bị ai quản nữa, thật tốt, nhưng ngoài lo cho con cái, tới quần áo của tôi cô ấy cũng không buồn giặt cho nữa, kiểu quan hệ này khiến tôi cảm thấy rất mệt mỏi.

Gia đình hạnh phúc quả thực là động lực phấn đấu của một người, tâm trạng không tốt, tôi cũng dần mất đi động lực làm việc ở công ty.

Tôi từng cho rằng lương thấp sẽ khiến tôi hoang mang, lo lắng, nhưng dù lương của tôi có gấp 10 lần trước đây, thì tâm trạng tôi cũng vẫn chẳng khá hơn lên là bao.

Tôi từng đọc được một câu nói như này, lương 5 triệu, mệt mỏi vì thu không đủ chi; lương 20 triệu vẫn mệt mỏi thì có lẽ là vì tâm bệnh.

Khoảnh khắc đó, tôi như bị nói trúng tim đen.

Cảm giác ấy khiến tôi vô cùng khó chịu, tôi phải thừa nhận rằng mình đang có những bất ổn về tâm lý, dù biết rằng cuộc sống 10 phần thì có tới 8,9 phần không như ý, nhưng tôi vẫn không muốn đối mặt…

Cho tới một ngày, cấp trên gọi tôi tới văn phòng, khéo hỏi tôi gần đây vì sao trạng thái làm việc lại kém tới như vậy, KPI ngày càng giảm, muốn tôi nói ra nguyên nhân.

Tôi nghĩ rất lâu, rồi thể hiện quyết tâm thay đổi, nhưng thực ra, tâm trạng của tôi đã chạm xuống tới đáy, tôi mệt mỏi tới mức không còn buồn thở dài.

2020, tôi 40 tuổi, vừa thất nghiệp: Yếu tố chính quyết định chỉ số hạnh phúc của người trung niên, ngoài tiền ra, thì chính là gia đình - Ảnh 2.

03

Vợ tôi nói rằng cả đời thấy tôi vui mừng nhất là khi thấy tiền trong ngân hàng tăng lên, dường như không có chuyện gì vui hơn được chuyện kiếm được nhiều tiền vậy.

Nhưng thực ra, tôi lại ngưỡng mộ vợ tôi hơn, cô ấy vừa nằm xuống là đã có thể ngủ, tôi thì không thể, vì nghĩ quá nhiều. Tôi hiện tại dần dần tin rằng, mỗi người một số phận, số phận của tôi là bận rộn vất vả, một giây cũng không thể dừng lại.

Phụ nữ thường nói không có cảm giác an toàn, thực ra, đàn ông cũng không có cảm giác an toàn. Lần bệnh dịch này, kéo dài tháng trời, một ngày đẹp trời, tôi nhận được thông báo giảm tải nhân viên, quản lý bị giảm tải hai người, và tôi lại chính là 1 trong số họ.

Tôi nhận được chút tiền bồi thường, hôm đó, tôi không biết nên về nhà kiểu gì, về tới nhà, việc đầu tiên tôi tôi làm là thông báo với vợ: Sau này nanh sẽ có nhiều thời gian với mẹ con em hơn rồi nhé, anh chính thức thất nghiệp rồi.

Nào ngờ, vợ buông lại cho câu: "Lúc em cần nhất thì anh không có mặt, giờ em bận lắm, không chơi với anh được."

Bạn biết không? Tôi có cảm giác cô ấy khi đó như đang nói móc tôi vậy.

Chuyện này dường như không đả kích gì nhiều tới vợ tôi cho lắm, cô ấy an ủi tôi: "Mấy năm nay anh vất vả rồi, tranh thủ dịp này nghỉ ngơi một chút, anh giỏi như vậy, nhất định còn rất nhiều cơ hội phía trước."

Khi đó, tâm lý tôi rất cô đơn, nhưng nhiều hơn là cảm giác hoang mang. Ở cái thành phố này, tìm một công việc lương mấy triệu bạc không phải chuyện khó khăn, nhưng bản thân tôi lại không chấp nhận được những lựa chọn đó.

Hiện tại, tôi đã ngồi tính tiền tiết kiệm, vẫn còn đủ dùng hơn 1 năm nữa, nhưng nghĩ tới việc không có thu nhập, tôi vẫn không thể nào hết được cảm giác hoang mang lo lắng.

40 tuổi rồi, không còn trẻ trung gì nữa, không biết thời kì đen tối khi nào mới kết thúc.

Có phải bất cứ người đàn ông trung niên nào cũng đều rơi vào tình cảnh như tôi?

2020, tôi 40 tuổi, vừa thất nghiệp: Yếu tố chính quyết định chỉ số hạnh phúc của người trung niên, ngoài tiền ra, thì chính là gia đình - Ảnh 3.

04

Đó là câu chuyện của một người trung niên 40 tuổi tên Phong.

Nghe xong câu chuyện này, nói thật, bản thân tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều.

Bình thường tôi thường chỉ nhận được những lời tâm sự tới từ phái nữ, khi đọc xong câu chuyện này, tôi mới nhận ra rằng, nỗi khổ của người trung niên là không phân biệt giới tính, chỉ phân biệt tâm thái và cách sống.

Tôi không phải là một nhà tâm lý, nhưng là một nhà tư vấn về tình cảm đã nhiều năm, tôi muốn nói với không chỉ riêng Phong hay với những người rơi vào tình cảnh tương tự mà còn với tất cả những người trung niên rằng:

Trước tiên, hãy thăm dò quá trình trưởng thành của bản thân, đặc biệt là người có ảnh hưởng lớn nhất tới quá trình trưởng thành đó của bạn, xem xem ở họ liệu cũng tồn tại những mệt mỏi ở mức độ khác, rồi phân tích nguyên nhân dẫn tới sự mệt mỏi đó, rồi so sánh một chút, xem xem liệu điều đó có ảnh hưởng lớn tới mình hay không.

Tiếp theo, viết nhật kí tâm trạng, ghi chép lại cảm nhận và cảm xúc của bản thân, sau đó xem lại mỗi tuần hoặc mỗi tháng.

Khi bạn ngạc nhiên phát hiện ra rằng hầu hết những lo lắng của bạn, 99% đều không xảy ra, dù có xảy ra rồi thì chỉ cần không phải là chuyện liên quan tới sống chết thì thực ra cũng luôn có cách giải quyết.

Lúc này, bạn sẽ phát hiện ra, tự mình dày vò bản thân là rất thừa thãi, cuộc sống rốt cuộc vẫn cứ phải diễn ra.

Nói cho cùng, sống ở đời, quan trọng vẫn là tâm thái, một tâm thái tốt sẽ thành tựu nên một vận mệnh kiên cường.

2020, tôi 40 tuổi, vừa thất nghiệp: Yếu tố chính quyết định chỉ số hạnh phúc của người trung niên, ngoài tiền ra, thì chính là gia đình - Ảnh 4.

05

Trông thì có vẻ như là một điều rất nhỏ nhặt, sự hình thành nên thái độ của ta với chúng, thực ra không phải là chuyện một sớm một chiều, mà thực ra, nó đã được gieo mầm ngay từ khi ta còn rất nhỏ, chỉ có điều, với nhận thức của chúng ta lúc bấy giờ, chúng ta không cảm nhận được sự nguy hại của nó, càng không biết rằng hạt giống ấy sau này sẽ trở thành chiếc cây to chặn đường chúng ta trong tương lai.

Sự nghiệp của nhân vật Phong, thực ra là có nhân quả, khi bạn không thể bình tĩnh lại để đối diện với vợ, khi bạn không thể tĩnh tâm lại sống thật với chính mình, thực ra, là bạn đang âm thầm gieo mầm cho "nhân".

Sự lo lắng, chứng rối loạn lo âu, ngoài ảnh hưởng tới từ gia đình ra, thì nó còn tới từ ý thức trách nhiệm quá mạnh mẽ, nhưng lại không có khả năng quản lý cảm xúc tương ứng.

Ngoài mặt thì là thất nghiệp, nhưng thực ra bên trong chính là sự mất cân bằng tâm lý, nếu có thể để ý, quan tâm chăm sóc tốt hơn tới đứa trẻ tinh thần ấy, thực sự có thể hòa giải với nó, vậy thì, quan hệ vợ chồng sẽ thuận lợi tốt đẹp hơn, đường đời tất nhiên cũng sẽ dễ đi hơn rất nhiều.

Ngoài ra, tôi cũng muốn khuyên tất cả đàn ông rằng hãy thử thay đổi lập trường suy nghĩ của mình, bởi lẽ vun vén chăm sóc cho một gia đình luôn mệt mỏi hơn rất nhiều so với việc đi làm mỗi ngày, phụ nữ ở nhà không phải là để hưởng thụ, mà là vì con cái và là vì muốn thành toàn cho bạn, họ tình nguyện nhường bước, nhưng nếu đổi lại là việc không được cảm thông, không được thấu hiểu, vậy thì là ai cũng sẽ cảm thấy đau đớn và uất ức mà thôi.

Nếu vợ bạn cảm thấy đủ an toàn, vậy thì đã không vội vã muốn đi làm như vậy, dẫu sao thì có thể đem lại cảm giác an toàn cho bản thân chỉ có thể là chính mình.

Còn nữa, xin hỏi là 40 tuổi thì đã làm sao? Ở tuổi đó, ít nhất suy nghĩ của chúng ta cũng đã chín chắn hơn rất nhiều, năng lực giải quyết khó khăn chắc chắn hơn khối người trẻ non nớt ngoài kia.

Chẳng có gì là quá hết, Nhậm Chính Phi, chủ tịch tập đoàn Huawei, 40 tuổi mới bắt đầu con đường khởi nghiệp của mình.

Ai dám nói bạn không làm được? Tốt nghiệp đại học, con cái gia đình cũng xem là yên ổn, kinh nghiệm lại nhiều, đừng sợ hãi, tin vào bản thân, dũng cảm đối mặt với phía trước.

Khoảng thời gian đặc biệt, ai mà chẳng khó khăn, mọi người đều đang nỗ lực, không phải chỉ có một mình bạn cảm thấy tủi thân.

Hãy nghĩ về những đồng bào không kiếm được một xu, mòn mỏi đợi chờ được về nước, nghĩ tới những người vì bệnh dịch mà phải ra đi trên khắp thế giới, nghĩ tới những cuộc bạo loạn xảy ra gần đây vì quyền con người trên đất Mỹ, không lẽ chúng ta không nên mang trong mình tâm thái cảm kích, biết ơn và trân trọng cuộc sống tốt đẹp và bình yên mà mình đang có ư?

Cố lên, chúc bạn mọi điều may mắn!

 

Thủy tiên sinh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh