CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:05

Y tế - kinh tế - an sinh xã hội là 3 trụ cột quan trọng để phục hồi kinh tế tại TP.HCM

Cụ thể, tại nhóm giải pháp cấp bách, TP.HCM tiếp tục củng cố hệ thống y tế, rà soát, bổ sung cơ chế chính sách đặc thù để nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở, y tế cộng đồng, hệ thống điều trị, đảm bảo thông suốt với quá trình khôi phục kinh tế và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cùng với đó, chú trọng chăm lo an sinh xã hội cho người dân, nhất là nhóm lao động yếu thế; hỗ trợ kết nối cung, cầu lao động và giải quyết các vấn đề lao động, việc làm; từng bước khôi phục hoạt động Kinh tế - Xã hội gắn với thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch COVID-19.

Đối với nhóm giải pháp trọng tâm, TP.HCM tiếp tục kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19; giải quyết các điểm nghẽn đối với sự phát triển nhanh và bền vững của TP; tập trung mọi nguồn lực để phát huy các thế mạnh của TP. Trong đó, chú trọng 7 nhóm giải pháp chủ yếu gồm: giải pháp huy động hiệu quả các nguồn lực cho TP; giải pháp tập trung nguồn lực từ vốn đầu tư công và các đề án ưu tiên triển khai thực hiện; giải pháp Chỉnh trang đô thị gắn với nhiệm vụ lập quy hoạch, quy hoạch kinh tế - xã hội TP thời kỳ 2021-2030; giải pháp phát triển dịch vụ y tế thông minh, giáo dục thông minh và chăm sóc sức khỏe tinh thần; giải pháp liên kết vùng; giải pháp Nâng tầm quốc tế của thương hiệu TP.

Kiến nghị Chính phủ ban hành bổ sung gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và có quan tâm đến các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch

Kiến nghị Chính phủ ban hành bổ sung gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và có quan tâm đến các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch

Về nguồn lực cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, TP dự kiến huy động nguồn lực tài chính từ các chính sách, các gói phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ; nguồn thu từ đất đai; kiến nghị trung ương bố trí vốn đầu tư công cho các dự án hạ tầng quan trọng; nguồn lực đầu tư từ xã hội thông qua các hình thức xã hội hóa, hợp tác công tư... và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của TP; kiến nghị Chính phủ ban hành bổ sung gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và có quan tâm đến các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch.

Từ những giải pháp nêu trên, tại Hội nghị gặp gỡ người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển bền vững của TP.HCM chiều 14/12, các cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài đã trình bày một số góp ý, kiến nghị nhằm phục hồi và phát triển kinh tế TP một cách bền vững, toàn diện. Nội dung các tham luận chủ yếu xoay quanh công tác chăm lo đời sống của Nhân dân; giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; phương án xây dựng, quảng bá thương hiệu TP.HCM; giải pháp tạo điều kiện cho doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài di chuyển về nước để xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư; phương án đẩy mạnh chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp phát triển và chia sẻ cơ sở dữ liệu.

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam Thành phố Tô Thị Bích Châu trao tặng Huy hiệu TP. Hồ Chí Minh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Linh Nhi

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam Thành phố Tô Thị Bích Châu trao tặng Huy hiệu TP. Hồ Chí Minh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Linh Nhi

Xem y tế - kinh tế - an sinh xã hội là 3 trụ cột quan trọng

Phát biểu tại Hội nghị, Đại biện lâm thời Việt Nam tại Australia Phạm Thuý Nga nhận định, đối với chính giới, các doanh nghiệp tại Australia, TP.HCM là một địa phương tiềm năng, có sức bật mạnh mẽ, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

 TP.HCM là một địa phương tiềm năng, có sức bật mạnh mẽ, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

TP.HCM là một địa phương tiềm năng, có sức bật mạnh mẽ, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Đánh giá cao nỗ lực vượt qua đại dịch COVID-19 của TP.HCM, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kiêm Nepal và Bhutan Phạm Sanh Châu cũng đề xuất một số ý kiến từ những bài học kinh nghiệm của Ấn Độ. Theo đó, ông kiến nghị TP chú trọng xoá bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội; tạo ra một bản sắc riêng cho TP.HCM; xây dựng ý thức kỉ luật trong cộng đồng. Ngoài ra, cần có những bước tiến thật mạnh, quyết liệt trong công nghệ số; thúc đẩy công nghệ sinh học; có phương án thu hút người dân Ấn Độ đến TP.HCM du lịch.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đánh giá, những hiến kế được ghi nhận tại Hội nghị rất cụ thể, khá phong phú, đa dạng, bao trùm mọi lĩnh vực, từ quản trị nhà nước đến quản trị doanh nghiệp. Có những ý kiến rất cụ thể nhằm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch, các ý kiến khác lại truyền cảm hứng đến người dân, giới trẻ TP, để họ tiếp nối truyền thống năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn thách thức, tiếp tục vững bước đi lên với ý chí chiến lược và bước tiến mới. Đồng thời, TP cũng nhận được những góp ý thiết thực từ các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, giúp TP phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, tiến vào kỉ nguyên mới 4.0.

Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan trao Bằng khen cho Tổ liên lạc với Người Viêt Nam ở nước ngoài phường 5, quận 3. Ảnh: Linh Nhi

Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan trao Bằng khen cho Tổ liên lạc với Người Viêt Nam ở nước ngoài phường 5, quận 3. Ảnh: Linh Nhi

Để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM bền vững, toàn diện sau dịch COVID-19, Phó Chủ tịch UBND TP cho rằng, chiến lược phát triển kinh tế - y tế - an sinh xã hội cần được xem là 3 trụ cột quan trọng. TP cố gắng trong năm 2022 phải phục hồi kinh tế, tạo sự phát triển tương đương với giai đoạn trước khi có dịch COVID-19. Sau đó, tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa, để kinh tế TP bù lại những khoản thiếu hụt, sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch.

Nhận thấy cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài ngày càng lớn mạnh, gia tăng về số lượng, mở rộng về quy mô với hơn 80% kiều bào làm việc tại các nước phát triển, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho rằng, đây chính là nguồn lực rất lớn cho sự phát triển của TP.HCM và cả nước.

Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM bền vững, toàn diện sau dịch COVID-19

Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM bền vững, toàn diện sau dịch COVID-19

Theo lãnh đạo TP, trong những năm qua, vai trò và vị thế của người dân Việt Nam tại các nước sở tại ngày càng được nâng lên, đại bộ phận bà con đều có địa vị pháp lý, ổn định cuộc sống, hội nhập sâu và xã hội nước ngoài từ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,… Gần đây, cộng đồng người Việt ở nước ngoài ngày càng gắn bó với quê hương, trở thành nguồn lực quan trọng cho quá trình xây dựng và phát triển TP. Có thể thấy, kiều hối dự báo về TP.HCM năm 2021 ước đạt 6,6 tỉ đô la Mỹ, tăng trưởng 9% so với năm trước. Đây chính là cơ hội, nguồn lực then chốt giúp TP phục hồi nhanh, vững bước phát triển trong giai đoạn hậu COVID-19.

“Chúng tôi mong muốn các chuyên gia, trí thức, bà con kiều bào chủ động kết nối với Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài của TP.HCM, góp ý nhiều hơn nữa cho TP trong quá trình hồi phục và phát triển. TP.HCM cam kết tiếp tục đồng hành cùng bà con và doanh nghiệp Việt kiều trong quá trình phát triển TP”, lãnh đạo UBND TP bày tỏ.

PL

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh