THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 11:27

Ý kiến của PGS Văn Như Cương về thi quốc gia 2016

 

Để làm rõ hơn vấn đề trên, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với thầy Văn Như Cương (Trường phổ thông Lương Thế Vinh, Hà Nội). 
PV: Thưa thầy,! Thầy có thể đánh giá về kỳ thi quốc gia 2016, đặc biệt về một số sự thay đổi của Bộ GD&ĐT trong kỳ thi năm nay?
PGS Văn Như Cương: Thật ra nói về kỳ thi năm nay thì đa phần đều không có sự thay đổi nhiều. 
Thứ nhất về nội dung đề thi các môn vẫn không thay đổi về mặt cấu trúc câu hỏi đối với các môn thi thời lượng 180 phút.

Đặc biệt đối với môn Văn - Lịch sử - Địa lý thì các vấn đề mở được đưa vào nhiều hơn, tạo thuận lợi cho thí sinh.

Tuy nhiên điều này vẫn chưa đánh giá được toàn bộ kỳ thi. 

 

Thầy Văn Như Cương cho rằng,  kỳ thi THPT quốc gia 2016 chưa có đột phá.

 

Thứ hai, năm nay có sự thay đổi về xét tuyển nguyện vọng và điểm thi.

Nhưng vấn đề này cũng chỉ là giải quyết lượng thí sinh ảo và tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh khi xét tuyển vào các trường mà thôi.

Chưa giải quyết được triệt để các vấn đề còn đang tồn đọng.
Đối với các môn thi Văn - Sử - Địa có những phần mở rộng, thầy  có thể nói rõ hơn về sự thay đổi này, đặc biệt đối với môn Lịch sử?
PGS Văn Như Cương: Như tôi đã nói ở phần trên thì sự thay đổi này khá là thuận lợi cho thí sinh.

Đề thi ra năm nay, phần câu hỏi mở gần như là cho điểm thí sinh, không ép buộc theo đúng lý thuyết trong chương trình học mà thí sinh tự nêu ra quan điểm của cá nhân.

Đối với đề thi lịch sử năm nay khá mang tính giáo dục cao về lòng yêu Tổ quốc, đất nước.
Sau khi kết thúc môn thi Lịch sử, một số thí sinh khi được hỏi về chất lượng bài làm cho biết chỉ làm được những phần kiến thức cơ bản theo chương trình học, còn phần mở rộng, nhiều em không đảm bảo chắc chắn dù theo khối C và ôn luyện khá kỹ.

Thầy nhận xét thế nào về thực trạng này?
PGS Văn Như Cương: Lịch sử là một trong những môn học khô khan và khó học nhất.

Chính vì khô khan nên cần có đội ngũ giáo viên giảng dạy một cách truyền cảm, sâu sắc, giúp cho học sinh thấy học lịch sử một cách hứng thú, học để cảm nhận chứ không phải học thuộc lòng với những số liệu, số lượng…một cách chi tiết.

Thực tế cho thấy giáo trình lịch sử nên có sự biên soạn lại, vấn đề này đã được đưa ra rất nhiều lần. 
Để có sự đột phá trong các kỳ thi tiếp theo, theo thầy, Bộ GD&ĐT cần có những thay đổi như thế nào?
PGS  Văn Như Cương: Tôi thấy không nên tổ chức kỳ thi 2 trong 1. Bộ GD&ĐT không nên ôm toàn quyền mà nên trao quyền cho các cấp.

Chỉ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp do Sở GD&ĐT các tỉnh thành phố chịu trách nhiệm để kết thúc lớp 12. 
Sau đó quyền tuyển sinh là thuộc về các trường đại học, cao đẳng trong việc tổ chức thi và xét tuyển thí sinh, đầu ra và đầu vào phù hợp với chuyên ngành đào tạo. 
Như vậy chất lượng sẽ tốt hơn. Không thể để một đề thi mà ngành nào cũng cho vào là không được. Ví dụ như ngành sư phạm, xét tuyển sư phạm khác với xét tuyển bách khoa, cần có những tiêu chí riêng.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
2 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh