CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 11:48

Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm (ATTP) cho biết, bảo đảm ATVSTP là nhiệm vụ quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của nhân dân, nòi giống, sức cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị

“Việc sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm không an toàn là vi phạm pháp luật, phi đạo đức, ích kỷ hại nhân, trái với luân thường đạo lý, với truyền thống nhân ái của dân tộc. Những hành vi này cần được chỉ rõ, lên án và xử lý nghiêm” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Với quan điểm đó, Phó Thủ tướng đề nghị, trước mắt cũng như lâu dài, bảo đảm ATVSTP đòi hỏi sự phối hợp rất đồng bộ, chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, hiệp hội, đặc biệt là sự huy động nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp cùng tham gia.

Cũng tại hội nghị, báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 13, với chế tài xử lý vi phạm tăng cao, số cơ sở được thanh tra, kiểm tra, số cơ sở bị xử lý trung bình/năm, số tiền phạt trung bình/năm đều tăng lên rõ rệt.

Cụ thể, từ năm 2017-2019, số cơ sở được thanh tra, kiểm tra trung bình/năm là 712.960 cơ sở (tăng 21,9% so với giai đoạn 2011-2016); số cơ sở bị xử lý trung bình/năm là 55.207 cơ sở (tăng 50,5%); số tiền xử phạt trung bình/năm là 187,8 tỷ đồng (tăng gấp 3,1 lần).

Cơ quan chức năng cũng đã khởi tố 28 vụ với 42 bị can về tội vi phạm các quy định về ATTP và buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Đây là một điểm mới trong xử lý vi phạm an toàn thực phẩm so với trước khi có Chỉ thị 13.

Cùng đó, các cơ quan chức năng đã tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề nóng gây bức xúc trong nhân dân như sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Từ đầu năm 2017 đã không phát hiện các mẫu thịt nhiễm Salbutamol, tỷ lệ thực phẩm vi phạm các chỉ tiêu về kháng sinh giảm mạnh (năm 2018 chỉ còn 0,2%, so với năm 2016 là 1,76%).

Đặc biệt, năm 2019, toàn quốc ghi nhận 76 vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 2.000 người mắc, 1.918 người đi viện và 8 trường hợp tử vong. So với năm 2018, số vụ giảm 32 vụ (29,6%), số mắc giảm 1.478 người (42,6%), số  đi viện giảm 1.135 người (37,2%), số tử vong giảm 9 người (52,9%).

Dù vậy, Chính phủ và các cơ quan chức năng đều chung nhận định, thách thức trong công tác đảm bảo ATVSTP ở nước ta hiện vẫn rất lớn khi cả nước có tới hơn 8 triệu cơ sở sản xuất nhỏ lẻ; việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm còn khó khăn; thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn còn...

THANH MẠNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh