THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:34

Xem xét khởi kiện Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước

Tại sao phải bắt chúng tôi gánh chịu?

Đó là bức xúc của hàng ngàn người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mùi hôi thối từ bãi rác Đa Phước. Cứ từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, độ ẩm không khí cao và hướng gió chủ đạo là hướng Tây-Tây Nam khiến mùi hôi phát sinh có nồng độ đậm đặc hơn, theo hướng gió tác động trực tiếp đến các khu dân cư xung quanh…

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nằm tại xã Đa Phước trên diện tích 128ha. Hiện tại, ở đây có ba doanh nghiệp là Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam - VWS (xử lý chất thải rắn sinh hoạt), Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh (xử lý bùn thải cống rãnh) và Công ty Cổ phần Dịch vụ môi trường đô thị Hòa Bình (xử lý phân hầm cầu bể phốt). Mỗi ngày, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước tiếp nhận và xử lý hơn 5.000 tấn rác bằng công nghệ chôn lấp lạc hậu.

"Thực  sự  không  biết  đến  bao  giờ  mới  giải  quyết  được  tận  gốc  của  quả núi  rác  Đa Phước. Cũng  hy  vọng  chúng  ta  kiên  trì  gửi  phản  ánh.  Nhắc  nhở  cơ quan chức năng cần  phải  giải  quyết  xây dựng  đầu  tư  công  nghệ  xử  lý  rác thải  hiện  đại  không thể  chôn lấp  làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân được.  Hãy  vì tương  lai  môi  trường  sống  của  cả  Tp". Cư dân Nguyễn Hồng Ngọc phản ánh.

Xem xét khởi kiện Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước - Ảnh 1.

Mỗi ngày, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước tiếp nhận và xử lý hơn 5.000 tấn rác bằng công nghệ chôn lấp lạc hậu.

Chúng tôi là những cư dân đang sinh sống tại khu vực Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, là những người suốt 5 năm qua chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự ô nhiễm môi trường của bãi rác Đa Phước. Chúng tôi có quyền sống trong môi trường trong lành, tại sao chúng tôi phải 'gánh chiệu' cái mùi hôi khủng khiếp này suốt nhiều năm như vậy mà chính quyền vẫn làm ngơ như không biết. Chị Ngọc bức xúc.

Trước tình trạng này, ngày 2/7 vừa qua, khu vực những người dân bị ảnh hưởng đã làm đơn gửi ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) TP.HCM và ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP HCM cùng một số cá nhân khác "Đề nghị trả lời về nguy cơ gây ra thảm họa môi trường, dịch bệnh nguy hiểm từ bãi rác Đa Phước của đại diện nhiều cư dân ở khu vực phía Nam Sài Gòn".

Theo đơn phản ánh của người dân, chúng tôi kính mong ông Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường trả lời những lo lắng của chúng tôi về nguy cơ xảy ra thảm họa môi trường từ bãi rác Đa Phước gây ra. Cụ thể:

 Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có bao nhiêu nơi tiếp nhận và xử lý rác? Công suất cho phép và công suất thực tế tiếp nhận hàng ngày của từng nơi tiếp nhận là bao nhiêu? Công suất tiếp nhận hàng ngày của bãi rác Đa Phước hiện nay là bao nhiêu tấn/ngày? Công suất này có vượt ngưỡng cho phép tiêu chuẩn hay không?

 Lượng rác đang được chôn lấp tại bãi rác Đa Phước tới nay là bao nhiêu tấn? Đã vượt khối lượng cho phép của bãi rác này chưa? Sở Tài nguyên và môi trường đã có hình thức đo đạc và kiểm soát các chất độc hại được phát tán từ bãi rác Đa Phước như thế nào? Kết quả đo lường và biện pháp kiểm soát như thế nào?

Bãi rác Đa Phước có phát tán các khí thải thoát ra bao gồm amoniac (NH3), hydro sulfur (H2S), carbon dioxide (CO), metan (CH4), trong đó độc hại nhất phải kể đến là H2S, tiếp theo là NH3, và CO không? Theo tài liệu chúng tôi đọc thì những khí thải nêu trên gây tác hại khủng khiếp đến sức khỏe, tính mạng con người như sau:

Gây tổn hại não bộ vĩnh viễn nếu hít phải trong một thời gian dài, kèm theo các chứng bệnh mất, giảm trí nhớ, mất ngủ, giảm thị lực, thính lực, tâm thần…; Gây ra các bệnh lý về hô hấp như hen suyễn, dị ứng, ung thư phổi…; Gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy đường ruột…; Gây ra các bệnh về da liễu như ghẻ ngứa, viêm nhiễm...

Nước rỉ từ rác thải đang hàng ngày thoát ra môi trường xung quanh, thẩm thấu và hệ thống sông ngòi, ao hồ chằng chịt xung quanh, thấm vào hệ thống nước ngầm gây ô nhiễm nặng nề nguồn nước của thành phố, tàn phá, hủy hoại môi trường sống của động thực vật. Sở Tài nguyên và môi trường đã có hình thức đo đạc và kiểm soát các chất độc hại được thoát ra từ bãi rác Đa Phước thông qua nước rỉ rác như thế nào? Kết quả đo lường và biện pháp kiểm soát như thế nào? Nội dung đơn nêu câu hỏi.

 "Công nghệ chôn lấp rác đã quá lạc hậu và gây ô nhiễm, tại sao Sở TNMT không thực hiện việc đấu thầu, triển khai những công nghệ xử lý rác mới, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cho sức khỏe nhân dân"?

Trong đơn có đoạn, là người đứng đầu đơn vị quản lý về tài nguyên môi trường của thành phố đông dân nhất Việt Nam, ông đã có những yêu cầu, qui định, biện pháp gì để đảm bảo việc chôn lấp rác hiện nay của bãi rác Đa Phước không gây hại đến sức khỏe của nhân dân, hủy hoại môi trường của thành phố? Tại sao nhân dân đã kêu cứu suốt 5 năm nay, báo chí truyền hình liên tục đăng tải thông tin, lãnh đạo nhà nước đã chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm nhưng cho đến nay bãi rác Đa Phước vẫn tồn tại và ngày càng phát tán mùi hôi thối, nguy cơ gây bệnh nhiều hơn? Ông có trách nhiệm như thế nào đối với việc không xử lý dứt điểm sự ô nhiễm này?

Người dân có thể khởi kiện

Đó là nhận định của luật sư Đào Xuân Sơn – Đoàn luật sư TP.HCM, nếu người dân thu thập chứng cứ, số liệu khoa học liên quan đến sự ô nhiễm; Tập hợp các văn bản trả lời, kết luận thanh tra liên quan đến bãi rác này từ trước đến nay thì đủ cơ sở khởi kiện các công ty ra Toà Dân sự bằng một vụ án dân sự.

Xem xét khởi kiện Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước - Ảnh 3.

Hiện người dân đang lên kế hoạch khởi kiện công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) vì ô nhiễm môi trường

Tại "Điều 79 Bộ luật hình sự, sẽ tiến hành đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra."

Hiện người dân đang lên kế hoạch khởi kiện công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) vì ô nhiễm môi trường. Vì từ nhiều năm nay, cộng đồng cư dân ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng và các khu vực chiệu ảnh hưởng đã nhiều lần cầu cứu các cơ quan thẩm quyền và truyền thông nhờ can thiệp vì ô nhiễm do bãi rác của VWS gây ra nhưng không có hiệu quả.

Một động thái khác của cư dân Phú Mỹ Hưng và các khu vực bị ảnh hưởng sẽ nhờ luật sư tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để nhà chức trách Hoa Kỳ điều tra CWS tại Mỹ. Ông David Dương, Việt kiều Mỹ là đại diện theo pháp luật của pháp nhân CWS tại Việt Nam.

Liên quan đến gây ô nhiễm môi trường thì luật pháp Mỹ vẫn cho phép công dân, tổ chức, chính phủ nước ngoài khởi kiện hay đề nghị chính phủ Mỹ mở cuộc điều tra về những công ty, cá nhân Mỹ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Mặc dù là khởi kiện nhưng thực chất đây là một thủ tục hành chính yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) và Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) là những cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ mở thủ tục điều tra đối với CWS với lý do Công ty CWS thông qua VWS tại Việt Nam đã có hoạt động kinh doanh làm ảnh hướng đến quyền lợi hợp pháp của người dân bản địa. Luật sư Sơn cho biết.


PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh