THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:57

Xây dựng App về an sinh xã hội phục vụ người dân trong tình hình dịch Covid-19 còn phức tạp

Xây dựng app về an sinh xã hội phục vụ người dân trong tình hình dịch Covid-19 còn phức tạp - Ảnh 1.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chủ trì họp trực tuyến với nhiều điểm cầu chiều 23/3

Sáng kiến công nghệ vì cộng đồng, phục vụ người dân

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 ở nước ta hiện nay, viêc ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch là hết sức cần thiết. Đây cũng là cơ hội để ngành đổi mới căn bản trong công tác điều hành, chỉ đạo. "Trong điều kiện dịch Covid-19 hiện nay, chúng ta không thể không đưa ra sáng kiến, sáng kiến này phải vì cộng đồng, phục vụ cho người dân. Đây là cơ hội rất tốt để ngành Lao động-Thương binh và Xã hội thể hiện chính mình, thể hiện sự đổi mới, sáng tạo trong công tác chỉ đạo của ngành, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội" - Bộ trưởng phát biểu.

Xây dựng app về an sinh xã hội phục vụ người dân trong tình hình dịch Covid-19 còn phức tạp - Ảnh 2.

Bộ trưởng gợi mở 2 vấn đề cấp thiết cần phải triển khai sớm đó là: ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chỉ đạo điều hành của ngành hiện nay; xây dựng một app (website ứng dụng trực tuyến) với mục tiêu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đồng hành cùng với người dân, lo cho người dân. "Làm sao để giúp người dân ngồi ở nhà nhưng có thể mua sắm được, tiếp cận được tất cả các dịch vụ xã hội mà không phải ra đường trong lúc dịch bệnh như thế này" - Bộ trưởng mong muốn.

Phát triển dịch vụ xã hội trên App trực tuyến

Cùng với việc đề xuất xây dựng ứng dụng trên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã đề nghị các cơ quan liên quan của Bộ nghiên cứu và phát triển thêm nhiều tiện ích về việc làm và an sinh xã hội khác.

Bộ trưởng cho rằng công tác phòng, chống dịch sẽ có thể phải tốn nhiều thời gian. Để phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả, các cơ quan y tế đang kêu gọi mọi người hạn chế ra đường, không tụ tập đông người. "Thực tế, bảo hiểm thất nghiệp tới đây phải chi, phải tiếp nhận hồ sơ nhưng cứ tiếp nhận hồ sơ mà có hàng nghìn người tụ tập về các trung tâm giao dịch việc làm thì liệu có an toàn không ?" - Bộ trưởng đặt vấn đề.

Theo đó, Bộ trưởng liệt kê một số lĩnh vực mà Bộ đã và đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin như thị trường lao động nước ngoài, cổng thông tin điện tử về việc làm, giáo dục nghề nghiệp (chọn trường, chọn chương trình học..); lĩnh vực người có công (số hóa bia mộ liệt sỹ, quản lý dữ liệu toàn bộ người có công, ngân hàng gen… "Về lâu dài, chúng ta sẽ hình thành một trục thông tin điện tử kết nối với nhau. Tuy nhiên, trước mắt tôi thấy có một việc rất quan trọng mà năm nay chúng ta lựa chọn là năm phát triển thị trường lao động. Thực tế có những nội dung chưa kết nối với nhau, đồng bộ với nhau cần phải phát triển nó lên một tầm cao mới" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Dẫn chứng thực tế, trong công tác giáo dục nghề nghiệp, Bộ đã chỉ đạo xây dựng App về tuyển sinh dạy nghề, kết quả triển khai có hiệu quả rất lớn, tuyển sinh tăng lên. Từ đó, Bộ trưởng đề nghị, cần phải có một app ứng dụng công nghệ trực tuyến cao hơn đó là tiến tới xây dựng App trực tuyến về việc làm quốc gia. Bộ trưởng cũng lưu ý, App trực tuyến này sẽ hướng mạnh vào lĩnh vực lao động việc làm, sàn việc làm nhất là trong thời điểm hiện tại và sau dịch Covid-19. "Trong lúc đang thất nghiệp, không có công ăn việc làm, người dân ngồi ở nhà có thể tìm việc trong nước hoặc tìm được việc ở ngoài nước mà không phải đi trực tiếp giao dịch, dứt khoát chúng ta phải tính tới vấn đề tiện ích này, nếu chúng ta không đi trước, không làm trước thì chúng ta lạc hậu" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Xây dựng app về an sinh xã hội phục vụ người dân trong tình hình dịch Covid-19 còn phức tạp - Ảnh 4.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ với báo chí sau cuộc họp trực tuyến

Bộ trưởng cho biết, trong cuối tháng 3, đầu tháng 4/2020, Bộ LĐ-TB&XH sẽ đưa ra các đề xuất này để triển khai trên cơ sở kêu gọi các tập đoàn như FPT, VNPT, Viettel... cùng tham gia với tính chất như xã hội hóa. Khi xây dựng App ứng dụng trực tuyến này sẽ hướng tới tích hợp 6 trụ cột an sinh gồm người có công, chính sách bảo trợ xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hộ nghèo, hưu trí, an sinh xã hội… Từ đó, sẽ hướng tới xây dựng mỗi người dân có một thẻ an sinh. Tôi có thẻ an sinh có thể đi TP HCM thanh toán được BHTN, trợ cấp xã hội, rút lương…

VĂN BÌNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh