THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 08:36

WHO công bố những thông tin ban đầu về biến chủng Omicron

Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện các nhà nghiên cứu ở Nam Phi và khắp nơi trên thế giới đang tiến hành các nghiên cứu để hiểu rõ hơn về nhiều khía cạnh của Omicron và sẽ tiếp tục chia sẻ những phát hiện của những nghiên cứu này khi có đủ thông tin.

Về khả năng lây truyền: Vẫn chưa rõ liệu Omicron có dễ lây truyền hơn hay không so với các biến thể khác, bao gồm cả Delta. Số lượng người có kết quả xét nghiệm dương tính đã tăng lên ở các khu vực của Nam Phi do ảnh hưởng của biến thể này, nhưng các nghiên cứu dịch tễ học đang được tiến hành để tìm hiểu xem liệu đó có phải là do Omicron hay các yếu tố khác hay không.

Về mức độ nghiêm trọng của bệnh: Vẫn chưa rõ liệu nhiễm Omicron có gây ra bệnh nặng hơn so với nhiễm các biến thể khác hay không, bao gồm cả Delta. Dữ liệu sơ bộ cho thấy tỷ lệ nhập viện ngày càng tăng ở Nam Phi, nhưng điều này có thể là do tổng số người bị nhiễm bệnh ngày càng tăng, chứ không phải là kết quả của nhiễm trùng cụ thể với Omicron. Hiện tại chưa có thông tin nào cho thấy các triệu chứng liên quan đến nhiễm Omicron khác với các triệu chứng ở các biến thể khác.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang làm việc với các đối tác kỹ thuật để tìm hiểu tác động tiềm tàng của biến thể này đối với các biện pháp ứng phó với dịch bệnh hiện có, bao gồm cả vaccine

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang làm việc với các đối tác kỹ thuật để tìm hiểu tác động tiềm tàng của biến thể này đối với các biện pháp ứng phó với dịch bệnh hiện có, bao gồm cả vaccine

Các trường hợp nhiễm trùng được báo cáo ban đầu là ở các sinh viên trường đại học - những người trẻ hơn có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn - nhưng việc hiểu được mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron sẽ mất vài ngày đến vài tuần nữa. Tất cả các biến thể của COVID-19, bao gồm cả biến thể Delta đang chiếm ưu thế trên toàn thế giới, đều có thể gây bệnh nặng hoặc tử vong, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương nhất, và do đó, việc phòng ngừa phải được xem luôn là yếu tố quyết định.

Bằng chứng sơ bộ cho thấy có thể có tăng nguy cơ tái nhiễm Omicron (tức là những người đã từng bị COVID-19 có thể bị tái nhiễm dễ dàng hơn với Omicron), so với các biến thể cần quan tâm khác, nhưng thông tin còn hạn chế. Thông tin thêm về điều này sẽ có sẵn trong những ngày và tuần tới.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang làm việc với các đối tác kỹ thuật để tìm hiểu tác động tiềm tàng của biến thể này đối với các biện pháp ứng phó với dịch bệnh hiện có, bao gồm cả vaccine. Hiện tại, vaccine vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu bệnh tật nặng và tử vong, bao gồm cả việc chống lại vi rút lưu hành đang chiếm ưu thế, Delta. Các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả chống lại diễn tiến nặng của bệnh và tử vong.

 Các xét nghiệm PCR được sử dụng rộng rãi tiếp tục giúp phát hiện nhiễm vi rút, bao gồm cả Omicron. Các nghiên cứu đang được tiến hành để xác định xem liệu có ảnh hưởng đến các loại xét nghiệm khác, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện kháng nguyên nhanh hay không.

Các xét nghiệm PCR được sử dụng rộng rãi tiếp tục giúp phát hiện nhiễm vi rút, bao gồm cả Omicron

Các xét nghiệm PCR được sử dụng rộng rãi tiếp tục giúp phát hiện nhiễm vi rút, bao gồm cả Omicron

Corticosteroid và thuốc chẹn thụ thể IL6 sẽ vẫn còn hiệu quả để điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. Các phương pháp điều trị khác sẽ được đánh giá để xem liệu chúng có còn hiệu quả hay không với biến thể Omicron.

WHO khuyến khích các quốc gia cùng đóng góp việc thu thập và chia sẻ dữ liệu bệnh nhân nhập viện thông qua Nền tảng dữ liệu lâm sàng COVID-19 (WHO COVID-19 Clinical Data Platform) để mô tả nhanh các đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân. Sẽ có thêm nhiều thông tin về Omicron trong thời gian tới. WHO sẽ tiếp tục theo dõi và đánh giá khi có thêm dữ liệu và đánh giá các đột biến trong Omicron làm thay đổi độc tính của vi rút như thế nào.

Trước đó, ngày 25/11, WHO đã thông báo ghi nhận biến chủng mới đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2, được gọi là Omicron (B.1.1.529) được phát hiện tại một số quốc gia Nam Châu Phi như Nam Phi, Botswana...

Đây là biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2, được dự báo có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác (biến chủng Omicron có thể lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta).

Tại Việt Nam, đến nay qua giám sát dịch tễ của virus SARS-CoV-2 hiện chưa ghi nhận trường hợp nhiễm biến chủng Omicron.

Để chủ động kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trong nước, đồng thời ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng Omicron từ các quốc gia đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới, Bộ Y tế đã chỉ đạo hệ thống giám sát tăng cường giám sát dịch COVID-19 nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch COVID-19.

Đồng thời yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur chủ động thực hiện giải trình tự gene các trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng mới, đặc biệt là những trường hợp có tiền sử dịch tễ về từ các quốc gia khu vực Nam Phi; báo cáo và đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay quốc tế đến và đi từ các quốc gia: Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique và tạm dừng cấp phép nhập cảnh với hành khách đến/đi về từ các quốc gia trên.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh