CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:35

Vương Mạn Ni nói hộ nỗi lòng các cô gái xa nhà vạn dặm để lập nghiệp

Trong "30 chưa phải là hết" Vương Mạn Ni là nhân vật tạo được sự đồng cảm lớn. Bởi lẽ, ai cũng tìm thấy một phần của chính mình trong câu chuyện của cô gái này. Những ai phải rời xa gia đình, một mình cố gắng bám trụ ở thành phố lớn để lập nghiệp đều hiểu được sự nỗ lực, áp lực và cả không ít những bất lực của Mạn Ni.

Không có cuộc sống hoàn hảo như Cố Giai, không thể vô tư hồn nhiên như Chung Hiểu Đồng, cuộc sống của Vương Mạn Ni là những lo toan chồng chất. Lên thành phố vật lộn để lập nghiệp đã 8 năm nhưng cuộc sống của cô vẫn là những chuỗi ngày ở nhà đi thuê, chen chúc trên tàu điện ngầm, bán mạng làm việc rồi chỉ dám ăn cơm hộp để tiết kiệm.

Vương Mạn Ni nói hộ suy tư của những cô gái xa nhà lập nghiệp: Bị áp lực cơm áo ghì chặt, vật lộn để trụ lại thành phố xa hoa - Ảnh 1.

Vương Mạn Ni lạc lõng ở thành phố ồn ã dù đã bươn trải làm việc ở đây 8 năm.

"Ai muốn xa nhà vạn dặm đâu" - Mạn Ni nói, ánh mắt buồn bã không giấu nổi sự ghen tỵ khi biết Hiểu Cần là người Thượng Hải, có bố mẹ ở bên chăm sóc, bảo bọc. Còn cô, dù làm việc quá sức đến mức ngất xỉu nằm một mình ở bệnh viện vẫn nuốt nước mắt vào trong để nói với bố mẹ rằng mình không sao.

Mạn Ni rất mạnh mẽ nhưng cô cũng có những lúc yếu mềm, vỡ vụn, suy sụp, vấp ngã rồi lại tự mình đứng lên. Bởi vì, cô chỉ có một mình giữa thành phố lớn rộng này, không nơi nương tựa và cũng không cho phép bản thân được quay đầu về quê vì 2 chữ "ổn định" do bố mẹ sắp đặt. Mạn Ni bỏ cả nửa tháng tiền lương thuê căn nhà có chiếc ban cộng rộng để cô có thể thu mình lại ngắm nhìn thành phố và không ngừng mong mỏi rồi mình sẽ thực sự thuộc về nơi này. Nhưng rồi, Mạn Ni vẫn lạc lõng biết bao.

Vương Mạn Ni nói hộ suy tư của những cô gái xa nhà lập nghiệp: Bị áp lực cơm áo ghì chặt, vật lộn để trụ lại thành phố xa hoa - Ảnh 2.

Người con gái chấp nhận sống xa gia đình để theo đuổi ước mơ có một cuộc sống tốt hơn.

Từng câu nói của Mạn Ni trong phim đều thực tế đến mức đôi khi cảm thấy thật đau lòng:

- "Thành phố này đầy những ước mơ và cám dỗ. Bạn đến ga xe lửa và sân bay mà xem có bao nhiêu người đến thành phố này mỗi ngày, bao nhiêu người muốn cắm rễ và bao nhiêu người muốn rời đi. Cũng giống một cốc nước, đầy rồi thì sẽ tràn. Thế nên chúng ta chỉ có thể cố hết sức mà trụ lại, tự trở nên mạnh mẽ thì mới không bị đẩy đi."

- "Thứ mà chúng ta cảm nhận được đầu tiên khi bước sang tuổi ba mươi có lẽ không phải là sức khỏe, cũng không phải là tinh thần mà chính là vật chất."

- "Đến tuổi ba mươi, chỉ dám tin vào những thứ và những người có thể nhìn thấy được, có thể chạm vào được."

- "Một cái máy lọc nước 100 tệ, thứ mà tôi có được chỉ là một cái máy dùng để lọc nước uống. Thứ khiến người ta không kham nổi không phải là giá thành của nó mà chính là sức nặng của nó khi chuyển nhà."

Vương Mạn Ni nói hộ suy tư của những cô gái xa nhà lập nghiệp: Bị áp lực cơm áo ghì chặt, vật lộn để trụ lại thành phố xa hoa - Ảnh 3.

Vật chất chính là thứ áp lực ghì chặt lấy cô gái một mình vật lộn ở thành phố

- "So với việc giá thuê tăng thì điều đáng sợ hơn chính là phải không ngừng chuyển nhà vì bạn không bao giờ có thể bén rễ ở thành phố này."

- "Khách hàng khó tính, yêu cầu vô lý gì gì đấy đối với tôi mà nói đều không phải là khó khăn mà là may mắn. Tôi đứng đến rộp chân, nói đến khô miệng, bán được mỗi một đôi giày, mỗi một chiếc khăn quàng đều là đổi lại bằng xương máu."

- "Dấu hiệu quan trọng của sự trưởng thành chính là tất cả lời ngon tiếng ngọt đều nói cho người ngoài nghe. Những câu nói đau lòng khó nghe và sự im lặng lại để dành cho những người thân thiết nhất."

- "Không phải tháng nào con cũng dặn bố mẹ là không cần tiết kiệm sao? Tiền ở thành phố là nhờ kiếm được, không phải nhờ tiết kiệm".

- "Phải sống tốt cuộc sống của mình trước rồi mới biết bản thân cần một người như thế nào."

Vương Mạn Ni nói hộ suy tư của những cô gái xa nhà lập nghiệp: Bị áp lực cơm áo ghì chặt, vật lộn để trụ lại thành phố xa hoa - Ảnh 4.

- "Giữ lấy thứ không thuộc về mình thì sẽ phải trả giá bằng một cách khác".

- "Tiểu thuyết hay viết phụ nữ sau 30 độc lập tài chính, độc lập nhân cách, biết làm đẹp, biết yêu đương. Nghĩ thấy đẹp như mơ".

"Bởi vậy mở đầu tiểu thuyết, người ta thường lưu ý: 'Câu chuyện này hoàn toàn là hư cấu'. Giờ nghĩ lại mới thấy, bản chất của cuộc sống sau gian khó chính là gian khổ chất chồng".

Jo

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh