THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:46

Vui buồn của phóng viên thường trú

Nguy hiểm tác nghiệp phản ánh lâm tặc phá rừng

Tây Nguyên đại ngàn hùng vĩ, nhưng đang từng ngày bị tàn phá bởi những con người vì lợi ích cá nhân, để lại nơi đây những đồi trọc rất xót xa. Phóng viên thường trú đã có nhiều chuyến tác nghiệp tận nơi nhằm phản ánh thực trạng rừng bị "xẻ thịt" mặc dù biết hiểm nguy luôn rình rập, nhưng chúng tôi đã luôn vượt qua.

Vui buồn của phóng viên thường trú - Ảnh 1.

Chỉ còn những cánh rừng trọc rất xót xa

Trong ký ức của phóng viên vẫn còn nguyên vẹn khi nhắc lại những chuyến tác nghiệp vào rừng viết về nạn phá rừng tại Tây Nguyên, những phút giây giáp mặt với nhóm "lâm tặc". Kế hoạch được tôi và một bạn đồng nghiệp đã được định sẵn trong đêm chỉ chờ trời sáng sẽ xuất phát. Đúng 5 giờ sáng, hai anh em xuất phát. Vượt gần 60km đường nhựa, chúng tôi vào khu rừng nguyên sinh do Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Pah, tỉnh Gia Lai quản lý, phải mất thêm vài giờ đồng hồ vượt qua bao nhiêu con dốc, lội qua bao nhiêu con suối chúng tôi mới đến được điểm nóng tập kết phá rừng.

Để vào rừng chúng tôi men theo con đường đất, con đường độc đạo được lâm tặc dùng xe cày dạng công suất lớn độ chế băng qua nhiều cánh rừng già. Những vết bánh xe in hằn, ăn sâu hoắm vào lòng đất, có nhiều chỗ sâu 1-1,5m, tạo thành những con mương trên đường. Đồng nghiệp tôi điều khiển xe máy, còn tôi nhảy xuống đẩy hỗ trợ mới vượt qua nhiều đoạn đường trắc trở. Sau nhiều giờ vật lộn với những hiểm trở con đường dẫn vào rừng, chúng tôi vào đến làng Kon Sờ Mây (viết theo tiếng người đồng bào Ba Na nơi đây-PV), ngôi làng nằm biệt lập, lọt thỏm giữa những đồi núi hiểm trở.

Tại khúc sông gần ngôi làng chúng tôi phát hiện nhiều lóng gỗ có đường lính 60-90 cm nằm ngổn ngang khu vực bờ sông này. Tôi nói nhỏ vào tai bạn đồng nghiệp, rồi cả hai im lặng mật phục chờ xe gỗ…

Vui buồn của phóng viên thường trú - Ảnh 2.

Phóng viên tác nghiệp tại hiện trường

Khoảng 13 giờ chiều, vọng ra từ cánh rừng già cách đó không xa những tiếng "gầm rú", tiếng nổ của máy vang lên mỗi lúc một gần hơn. Biết có xe gỗ đang ra tôi đã đem chiếc xe máy cũ kĩ của mình cất giấu khu vực gần suối, trên xe tôi còn dắt thêm những lá cây kiểu ngụy trang như những người đi tìm kiếm lá thuốc trong rừng. Xong việc ngụy trang đâu đó, tôi và bạn đồng nghiệp đã lăm le trên tay chiếc điện thoại, sẵn sàng ghi những thước hình cận cảnh điểm nóng vận chuyển gỗ rừng.

Chỉ khoảng 20 phút sau, những chiếc xe độ chế cõng gỗ trên lưng đang ì ạch xả khói đen ngòm tiến ra từ trong rừng. Quan sát thấy 3 chiếc máy cày cỡ lớn đang nối đuôi nhau tiến về hướng mình, tôi ra hiệu cho anh bạn đồng nghiệp tách ra, để bắt đầu ghi hình. Để ngụy trang, tôi đã bỏ chiếc điện thoại vào túi áo trước ngực. Khi xe gỗ vừa tiến ra là những thước phim như đã lọt vào "túi áo", chúng tôi giả vờ như không quan tâm đến những người vận chuyển gỗ cứ nhìn theo xe như những đứa trẻ vùng sâu hiếu kì nhìn những con "trâu sắt" vì lạ lẫm.

Về phía nhóm "lâm tặc" phát hiện thấy hai người lạ mặt đã tỏ ra ngờ vực, khi chiếc xe vừa rú ga leo lên con dốc qua suối đã có hai người nhảy từ trên xe xuống và lẻn vào bìa rừng gần đó để theo dõi chúng tôi. Khoảng 5 phút sau, trong suy nghĩ của tôi là đã ghi lại đầy đủ hình ảnh và để đánh lạc hướng nghi ngờ của nhóm "lâm tặc" tôi đã bám theo chiếc xe cày cuối cùng, tính kế xin "quá giang" ra khỏi rừng sâu. Biết ý đồ của tôi anh bạn đồng nghiệp ra kí hiệu, tỏ vẻ không đồng ý, lúc này tôi không bu bám theo mà quay lại khu vực suối. Rồi cả hai vội vã quay lại chỗ giấu xe máy, nổ máy phi nhanh vào ngôi làng Kon Sơ Mây cách đó 500m.

Vui buồn của phóng viên thường trú - Ảnh 3.

Hiện trường rừng bị phá

Mới đây ngày 5/6/2021 nhận được thông tin phóng viên đã xác minh tin cung cấp, chuẩn bị hành trang tiến hành tiếp cận khu rừng phòng hộ của xã Hra. Trên con đường ngược lên đỉnh núi, chiếc xe máy chở hai người gần như đi bộ khi leo ngược dốc. Sau hai lần nghỉ thì phóng viên cũng bắt đầu đi vào rừng phòng hộ, đầu tiên thì phóng viên phát hiện có nhiều về chân trâu và dấu vết kéo gỗ. Càng đi ngược lên trên đỉnh thì độ dốc càng cao, thì nghe tiếng máy cưa càng lớn. Quan sát từ xa thì nhận thấy một con trâu đang đứng tại chỗ ăn cỏ, bên cạnh là một nhóm 3 người đang dùng cưa xăng xẻ hai cây gỗ vừa bị triệt hạ. Gỗ sau khi được xẻ thành hộp xong thì dùng trâu kéo xuống nơi tập kết và vận chuyển đi. Khi được hỏi các anh cưa gỗ để làm gì? Người cầm cưa, vừa lau mồ hôi vừa trả lời "chúng tôi lấy gỗ về làm nhà", phóng viên tiếp tục xuống đường chính và đi thêm 1,5km thì gặp một nhóm lâm tặc gồm nhiều xe máy và bảy người thanh niên. Cả nhóm đang cùng nhau đưa năm xe máy độ chế chất đầy gỗ hộp vượt qua con dốc.

Qua trao đổi nhanh thì những người này cho biết lấy gỗ về bán. Còn bán đi đâu thì không được trả lời. Để nhanh chóng tìm cách rút lui thì phóng viên hỏi chúng tôi tìm nhóm 10 người đi xe máy độ chế lên lúc hơn 12 giờ. Người đàn ông già nhất nhóm chỉ về hướng xã Chư Krey và cho biết họ đi về hướng đó.

Phóng viên tác nghiệp vùng lụt

Trong chuyến đi tác nghiệp cùng đồng nghiệp trong đợt lũ lụt tháng 8/2019 tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, đối với tôi và đồng nghiệp đi cùng không thể nào quên được. Tôi lái xe ôtô cùng 3 đồng nghiệp trên xe từ thành phố Buôn Ma Thuột đi vào huyện Ea Súp (khoảng 90 km). Tuyến đường này có nhiều đoạn nước lũ về băng qua đường không đi được, nhờ lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tại các đoạn bị ngập dẫn qua và hướng dẫn cách đi an toàn hơn trong lúc này, chúng tôi vẫn cố gắn duy chuyển qua những vùng ngập nước rất nguy hiểm và tác nghiệp trong mưa lũ. Lúc này trời mưa lớn càng lớn hơn làm cho chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc duy chuyển và tác nghiệp nhưng vẫn cố gắng vượt qua để có tin bài phản ánh kịp thời đến với bạn đọc.

Nhiều câu chuyện vui buồn của phóng viên thường trú mà không cách nào kể hết. Chỉ biết rằng phía sau những tác phẩm là rất nhiều công phu, vất vả và cả sự hy sinh, sáng tạo, đó là một niềm vinh dự lớn lao, lớn đến nỗi đủ sức để giúp chúng tôi vượt qua tất cả để sáng tạo nên những tác phẩm báo chí thật sự.

Vui buồn của phóng viên thường trú - Ảnh 4.

Hiện trường rừng bị phá

Có nhiều câu chuyện trong công việc hằng ngày khi tác nghiệp thường gặp mà đem lại không máy vui chỉ biết buồn, như liên hệ với văn phòng đặt lịch làm việc trao đổi thông thường hay bị từ chối vì lãnh đạo bận họp hay trình giấy giới thiệu thì hỏi thẻ nhà báo, trình thẻ nhào báo thì hỏi giấy giới thiệu..., như tôi đã gặp: Nhận được đơn thư phản ánh của người dân ở một xã vùng xa, phản ánh về việc doanh nghiệp hút cát làm sụp rẫy người dân, tôi cùng đồng nghiệp tiếp cận hiện trường cùng người dân, khi đã thu thập thông tin xong, đến lúc xin liên hệ làm việc với lãnh đạo huyện thì được trả lời khi nào lãnh đạo sắp xếp được thì văn phòng gọi đến làm việc, hiện tại đang bận họp

Tuy nhiên còn có những sự việc hết sức cảm động của người dân, hay chính quyền địa phương tạo điều kiện cho phóng viên hoàn thành công việc của mình.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh