THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:40

Vụ khủng bố tại Pháp sẽ thay đổi chính sách tị nạn của châu Âu?

 

Với việc nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu cuối tuần qua tại Paris, cùng với những xác nhận ban đầu cho thấy ít nhất một trong những kẻ tấn công là người tị nạn Syria đang làm nổ ra các cuộc tranh luận về việc liệu châu Âu có đang thực hiện đủ các biện pháp để bảo vệ mình khỏi chủ nghĩa khủng bố hay không. 

Nhiều lo ngại về nguy cơ những kẻ khủng bố có thể trà trộn vào hàng nghìn người tị nạn đến từ Trung Đông và Bắc Phi đang đổ vào khu vực, nên một số nước châu Âu bắt đầu đưa ra biện pháp để kiểm soát chặt chẽ dòng người tị nạn. 

Những người tị nạn tụ tập bên bờ biển Lesbos, Hy Lạp. (ảnh: EPA).


Với việc nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu cuối tuần qua tại Paris, cùng với những xác nhận ban đầu cho thấy ít nhất một trong những kẻ tấn công là người tị nạn Syria đang làm nổ ra các cuộc tranh luận về việc liệu châu Âu có đang thực hiện đủ các biện pháp để bảo vệ mình khỏi chủ nghĩa khủng bố hay không. 

Nhiều lo ngại về nguy cơ những kẻ khủng bố có thể trà trộn vào hàng nghìn người tị nạn đến từ Trung Đông và Bắc Phi đang đổ vào khu vực, nên một số nước châu Âu bắt đầu đưa ra biện pháp để kiểm soát chặt chẽ dòng người tị nạn. 

Có bằng chứng cho thấy một số kẻ tấn công đã vượt qua đường biên giới trong nội khối các nước Liên minh châu Âu để tới Paris, khiến nhiều nhà chính trị khu vực phải hoài nghi về chính sách mở cửa biên giới của châu lục.

Chính phủ Đức- quốc gia đầu tàu trong việc thực hiện chính sách mở cửa biên giới có thể sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ hơn từ các nhóm đối lập, những người muốn đảm bảo an ninh quốc gia hơn là bảo vệ các giá trị lí tưởng cao cả của châu Âu.

Người đứng đầu Văn phòng của Đức tại Hội đồng châu Âu Josef Janning cho rằng, sức ép đang gia tăng lên các nước phải đưa ra hành động. Việc đảm bảo có sự thống nhất trong thực hiện chính sách của một khuôn khổ nghị định khung châu Âu là điều khó có thể thực hiện.

Lãnh đạo Đảng cực hữu của Pháp Marine Le Pen cũng cho rằng, quyết định của Tổng thống Pháp Francois Hollande áp đặt kiểm soát biên giới tạm thời sau vụ tấn công là chưa đủ. Sự tự do Shengen nên bị bãi bỏ và an ninh biên giới của Pháp cần phải được tái áp đặt trở lại.

Bà Le Pen nhấn mạnh, không có biên giới, sẽ không có an ninh và ổn định: “Việc dòng người tị nạn đổ về các ngôi làng và thị trấn của Pháp có thể làm gia tăng mối lo ngại về sự hiện diện của những kẻ khủng bố. Chúng có thể đang tận dụng những chính sách của châu Âu để đến và tấn công không chỉ vào trái tim nước Pháp mà còn các thị trấn khác của nước Pháp”.

Một dấu hiệu sớm cho thấy có sự thay đổi chính sách trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn của châu Âu sau vụ tấn công tại Pháp, khi Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Ba Lan Konrad Szymanski cho biết, chính phủ mới của nước này nhậm chức ngày 16/11 sẽ không tuân theo các cam kết của chính phủ tiền nhiệm, tiếp nhận 7.000 người tị nạn như một phần trong kế hoạch phân bổ người tị nạn của khối.

Ông Szymanski nhấn mạnh, thỏa thuận của Liên minh châu Âu  phân bổ người tị nạn vẫn cần phải tuân theo một cách bắt buộc, nhưng sau khi các thảm kịch tại Paris xảy ra, các nước cần phải xem xét. Thủ tướng Italy Matteo Renzi cũng đang phải đối mặt với các chỉ trích gia tăng từ các đảng đối lập.

Trong khi đó, Thủ tướng Merkel cũng như những nhà lãnh đạo khác của châu Âu muốn giữ một chính sách mở cửa biên giới thậm chí phải đối mặt với các thách thức lớn hơn. Về mặt chính trị, họ cần phải thuyết phục dư luận rằng chính sách mở cửa biên giới vẫn hoạt động mặc dù có tác động của các vụ tấn công tại Pháp. Nhưng thực tế họ cũng phải tìm cách để cải thiện các cơ chế an ninh của châu Âu đang chứng minh hiệu quả có giới hạn.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/11, Thủ tướng Đức Angela Merken và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đều nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ các biên giới bên trong châu Âu.

Tuy nhiên, vẫn chưa có biện pháp rõ ràng nào được đưa ra như trường hợp của Hy Lạp- cửa ngõ mà hầu hết những người tị nạn từ Trung Đông vào châu Âu, rất ít các nhà lãnh đạo châu Âu sẵn sàng kêu gọi Hy Lạp nên dừng các thuyền chở đầy người tị nạn cập bến.

Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman ngày 15/11 nhấn mạnh, các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng châu Âu đã đưa ra vẫn phải được thực hiện, nhưng châu Âu cần bảo vệ biên giới của mình trong bối cảnh hàng trăm nghìn người tị nạn và xin tị nạn vào châu lục.

Ông Zeman nói: “Rất cần thiết để thực hiện từ lời nói bằng hành động và nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường các biên giới của Liên minh châu Âu. Trong khi các thỏa thuận Dublin vẫn có hiệu lực và không bị hủy bỏ nhưng cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn. Những người xin tị nạn phải đăng kí tại nơi đầu tiên mà họ đến để đảm bảo an toàn cho các nước cũng như khi họ chuyển sang một nước khác. Nếu không họ sẽ bị coi là những người tị nạn bất hợp pháp”.

Hiện hầu hết các nước đều cho biết vẫn ủng hộ thỏa thuận cũng như định hướng đã được đưa ra tại các hội nghị trước đây để giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn. Tuy vậy, các vụ tấn công tại Paris một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết về sự hợp tác của Liên minh châu Âu trong vấn đề an ninh và bảo vệ tốt hơn cho khu vực biên giới của khối.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh