CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:10

Việt Nam tiến hành thử nghiệm vaccine Covid-19 trên khỉ

Theo đó, trong đợt thử nghiệm lần này, 12 con khỉ khỏe mạnh (mỗi con từ 3-5 tuổi, nặng trên 3kg) sẽ được chọn để tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19. Toàn bộ quá trình theo dõi và kiểm tra số khỉ sẽ được ghi lại cẩn thận, chính xác.

Ông Vũ Công Long, Trại trưởng Trại chăn nuôi động vật thí nghiệm, thuộc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) cho biết thêm việc tiêm vaccine trên đàn khỉ được thực hiện hôm 27/10. “Dự kiến, sau khi tiêm, khỉ sẽ được theo dõi khoảng 3 tháng và tiếp tục lấy mẫu máu gửi về Hà Nội để làm các xét nghiệm”, ông Long thông tin. Zing đưa tin.

Theo kế hoạch, 12 con khỉ sẽ được tiêm vaccine thử nghiệm theo 2 đợt. Một đợt chia làm 2 nhóm: Được tiêm và không. Sau khi tiêm, nhóm khỉ sẽ được nuôi trên đảo riêng biệt và theo dõi sức khỏe hàng ngày.

Theo đại diện VABIOTECH cho biết, mô hình tiêm cho khỉ trên cũng giống như mô hình tiêm vaccine dự kiến khi triển khai trên người. Cụ thể, một đợt sẽ có 2 mũi tiêm, 2 mũi cách nhau trong khoảng 21-28 ngày. Các chuyên gia sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm, theo dõi, kiểm tra để xem xét đáp ứng miễn dịch của vaccine COVID-19 giữa nhóm được tiêm và không được tiêm.VTC News thông tin.

Việt Nam tiến hành thử nghiệm vaccine Covid-19 trên khỉ - Ảnh 1.

Trước đó, đơn vị này đã thử nghiệm vaccine Covid-19 trên chuột

Thử nghiệm vaccine trên khỉ chỉ là một phần trong tiến trình nghiên cứu vaccine COVID-19 tại Việt Nam. Sau khỉ, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu vaccine trên nhiều động vật khác trước khi cho thử nghiệm lâm sàng. Nghĩa là, sau khi nghiên cứu đủ trên động vật và có đủ căn cứ, số liệu chứng minh về độ an toàn, hiệu quả… các nhà khoa học mới có thể tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người.

Trước đó, đơn vị này đã thử nghiệm vaccine Covid-19 trên chuột. Ông Đạt cho hay việc thử nghiệm trên 2 loại động vật này được tiến hành song song để đủ dữ liệu. Thử nghiệm trên khỉ chỉ là một phần và các nhà khoa học sẽ phải tiếp tục thử nghiệm trên động vật khác, đồng thời phân tích trong phòng thí nghiệm trước khi thử nghiệm lâm sàng.

“Chúng tôi cần rất nhiều số liệu và hồ sơ mới đủ minh chứng về tính an toàn, hiệu quả bảo vệ, sinh miễn dịch của vaccine. Khi đó, chúng ta mới có thể thử nghiệm trên người”, ông Đạt cho hay.

GS.TS Nguyễn Thu Vân, Chủ nhiệm Ban Chủ nhiệm Chương trình sản phẩm quốc gia vaccine sử dụng cho người, nguyên Giám đốc VABIOTECH, nhận định thử nghiệm trên khỉ chỉ là bước đầu trong quy trình nghiên cứu vaccine. Các đơn vị nghiên cứu có thể lựa chọn thử nghiệm trên động vật khác nhau như chuột, khỉ, thỏ...

Về VABIOTECH, Chủ nhiệm Ban Chủ nhiệm Chương trình sản phẩm quốc gia vaccine sử dụng cho người cho rằng nếu thúc đẩy tiến độ nhanh nhất, phải đầu năm 2021, đơn vị này mới có lô vaccine để thử nghiệm lâm sàng.

“Nếu kịp tiến độ, may ra cuối năm mới hoàn thiện xong thử nghiệm lâm sàng cả 3 giai đoạn. Sau đó, lô vaccine còn phải đưa ra hội đồng đánh giá, nghiệm thu và chuyển sang Cục Quản lý Dược cho Hội đồng cấp phép sử dụng. Đây là quá trình mất rất nhiều thời gian”, GS Vân phân tích.

GS Vân nhận định nếu được sự ủng hộ của cơ quan quản lý, cấp phép, các kết quả trong phòng thí nghiệm tốt và đạt yêu cầu, đến giữa năm 2022, chúng ta mới có vaccine Covid-19.


PHA LÊ (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh