THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:00

Việt Nam là 1 trong 3 nước Đông Nam Á hứng chịu nhiều thảm họa thiên tai

 

Theo báo cáo thảm họa thế giới 2016, thế giới có 65,3 triệu người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa vào cuối năm 2015 so với 59,5 triệu người vào cuối năm 2014. Đây là con số lớn nhất là Cao ủy Liên Hiệp Quốc UNHCR về người tị nạn ghi nhận từ trước đến nay. Trên toàn cầu, có 40,8 triệu người buộc phải di cư nội địa do hậu quả của xung đột và bạo lực vào cuối năm 2015. Đây là con số lớn nhất mà Trung tâm giám sát di dời nội địa IDMC và UNHCR ghi nhận từ trước đến nay. Tỷ lệ người dân chạy nạn khỏi chiến tranh và bị hành hạ đã tăng từ 6 người/phút năm 2005 lên 24 người/phút năm 2015. Trên tổng số dân thế giới là 7,4 tỷ người, cứ 113 người thì có 1 người đang xin tị nạn, di cư nội địa hoặc là người tị nạn. Kể từ năm 2008, thảm họa liên quan đến thời tiết khiến 22,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa mỗi năm - tương đương với 62.000 người mỗi ngày.

Lễ mít ting tổ chức tại thành phố Tam Kỳ. ảnh:H.T

Năm 2015 là năm nóng nhất kể từ khi phương pháp ghi nhận nhiệt độ hiện đại được dùng vào năm 1880 và tiếp diễn một xu hướng - kể từ năm 2001 đã có 15/16 năm nóng kỷ lục. Có 98,6 triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa trong năm 2015, trong đó 92% gây ra bởi khí hậu.

Năm 2015, trong tổng số 344 thảm họa thiên nhiên trên thế giới, đã có 160 thảm họa xảy ra tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thảm họa đã khiến 16.046 người chết và tăng gấp đôi so với năm 2014.  Việt Nam, Philippin, Indonexia là 3 nước Đông Nam Á nằm trong số 10 nước phải hứng chịu nhiều thảm họa nhất giai đoạn 2005-2014.

Trước những tác động to lớn đó, chủ đề của ngày Quốc tế Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai năm nay là "Sống để chia sẻ". Đến năm 2025 và xa hơn, ít nhất có 3 bước cần phải thực hiện để tạo ra một tương lai với cộng đồng an toàn hơn, cùng chia sẻ nhận thức về khả năng thích ứng, áp dụng một phương pháp tiếp cận có hệ thống để vận dụng khả năng thích ứng, cải thiện khả năng hiểu biết về thảm họa. Trong nhiều trường hợp, các cá nhân, cộng đồng tự mình xây dựng năng lực. Các đối tượng làm công tác nhân đạo có thể trực tiếp hỗ trợ sự nỗ lực thích ứng của địa phương bằng cách tham gia các ý kiến do người dân, xã hội, cộng đồng, chính quyền khởi xướng.

HUYỀN TRANG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh