THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:52

Việt Nam dự kỷ niệm Ngày quốc tế đấu tranh chống bom mìn

 

Đại diện Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Phó Trưởng phái đoàn Lê Đức Hạnh, đã tham dự các hoạt động kỷ niệm này.

Đến với sự kiện này, những người tham gia có cơ hội được tìm hiểu về các vùng đất bị ô nhiễm do mìn và vật liệu nổ, các hoạt động rà phá bom mìn và gặp gỡ các nạn nhân bom mìn qua các bộ phim tài liệu được trình chiếu. Ngoài ra, sự hiện diện của một chuyên gia rà phá bom mìn cùng máy móc chuyên dụng cũng giúp cho người tham gia hiểu rõ hơn về công việc khó khăn và đầy hiểm nguy này.

 

 

Bộ đội Công binh rà phá bom, mìn, vật liệu nổ

Dịp này, GICHD đã phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức trên toàn thế giới với tên gọi "Cùng nhau chống lại bom mìn" với mục đích tập hợp các tổ chức, nhà hoạt động nhân đạo, quốc gia tài trợ cùng hành động vì một thế giới không còn những nguy hiểm do bom mìn và vật liệu nổ gây ra. Bom mìn và vật liệu chưa nổ (bom, đạn đã được sử dụng mà không nổ theo thiết kế) vẫn tiếp tục đe dọa cuộc sống của người dân ở nhiều nước trên thế giới.  

 Theo một báo cáo năm 2015 của Tổ chức Chiến dịch quốc tế về chống bom mìn, mìn và các vật liệu chưa nổ trong chiến tranh đã làm 3.678 người thiệt mạng trên thế giới trong năm 2014, tăng 12% so với năm trước đó. Việt Nam hiện là một trong số các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất từ bom mìn cùng với các nước như Afghanistan, Angola, Bosnia và Herzegovina, Campuchia, Lào… 

 

 Xử lý một quả bom trên công trường xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi


Sau chiến tranh kết thúc năm 1975, Việt Nam tiếp tục gánh chịu hậu quả hết sức nặng nề của bom mìn để lại. Trên 20% diện tích Việt Nam (6,6 triệu ha) bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ - với tổng số khoảng 800.000 tấn bom mìn còn sót lại, bao gồm cả bom, mìn, tên lửa, đầu đạn pháo, cối và vật nổ khác… nằm ở các độ sâu khác nhau. 

TTXVN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh