THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 03:08

Việt Nam đang đàm phán mua 30 triệu liều vắc-xin COVID-19 từ Anh

Việt Nam đang đàm phán mua 30 triệu liều vắc-xin COVID-19 từ Anh - Ảnh 1.

Việt Nam sẽ mua 30 triệu liều vắc- xin covid 19 từ Anh.

Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, chủ trương, chính sách chung là tiếp tục kiên quyết, ưu tiên nhiệm vụ chống dịch COVID-19. Nếu sơ suất khiến dịch lây lan trong nước thì hậu quả sẽ rất lớn. "Cần hết sức cảnh giác, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, khi lượng người Việt về nước, lượng người xuất nhập cảnh ra vào Việt Nam sẽ tăng mạnh, phức tạp hơn cho công tác kiểm soát", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, tính toán cho thấy, đến mùa hè năm nay, Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất được vắc xin phòng COVDI-19 để tiêm đại trà cho người dân nên Chính phủ xác định vẫn phải đặt mua vắc xin từ nước ngoài. Bộ Y tế đã được giao xây dựng các kế hoạch ứng phó cụ thể để các lực lượng không thể lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết Bộ Y tế đang đàm phán với 4 nước: Một là Anh có vaccine của Công ty AstraZeneca, hai là Mỹ có vaccine của Công ty Pfizer, thứ ba là Nga có vaccine Sputnik 5 và thứ tư là Trung Quốc. Hiện chúng tôi đang đàm phán, và tất cả các đơn vị đều yêu cầu chúng tôi ký một biên bản bảo mật thông tin. Tuy nhiên, đến nay, có thể một số thông tin cũng đã được công khai.

Kết quả gần nhất chúng tôi đạt được là chúng ta đã ký với Công ty AstraZeneca của Anh. Theo đó, họ đảm bảo cho 15 triệu dân với 30 triệu liều. Theo lộ trình thì quý I, quý II, quý III, quý IV đều có vaccine. Với Mỹ cũng vậy, Công ty Pfizer cũng theo lộ trình và giai đoạn cuối cùng của hợp đồng là đến quý IV/2021. Còn riêng Nga thì chúng tôi đang đàm phán để có thể sản xuất theo chuyển giao công nghệ của Nga tại công ty trực thuộc Bộ Y tế.

Ngoài ra, ông Cường cho biết thêm, trên thế giới còn có 1 tổ chức "Liên minh vắc vin toàn cầu", hoạt động với cơ chế mua lại vắc xin của một số công ty, cấp cho 90 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hướng này có thể đảm bảo cung cấp lượng vắc xin cho 16% dân số.

"Đây cũng được xem là một nguồn cung cấp vắc xin quan trọng cho Việt Nam nhưng hiện có khó khăn vì các nước cũng chưa chủ động về việc sản xuất vắc xin nên sớm nhất trong tháng 1/2021 mới có thông tin về kế hoạch cụ thể", ông Cường cho hay.

P.V

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh