THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:00

Việt Nam chính thức cấp giấy phép lái xe quốc tế

  • IDP được cấp cho công dân Việt Nam và và người nước ngoài có GPLX của Việt Nam cấp là một quyển sổ gồm nhiều trang được in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh ghi thông tin cơ bản của IDP, phạm vi sử dụng của IDP. IDP có thời hạn cấp không quá 3 năm và được sử dụng để lái xe tại 85 quốc gia tham gia Công ước quốc tế 1968 về giao thông đường bộ và công ước về biển báo - tín hiệu đường bộ (Công ước Vienna).

    Phần khai về người lái xe và phân hạng IDP được in bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha để người được cấp IDP có thể sử dụng ở các quốc gia tham gia công ước Vienna. Hạng xe được phép điều khiển của IDP tương ứng với các hạng xe của GPLX quốc gia do Việt Nam cấp. Người được cấp IDP là người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp còn giá trị sử dụng.

    Người có GPLX quốc tế phải mang theo người khi lái xe và xuất trình cùng GPLX quốc gia trên lãnh thổ của các nước tham gia Công ước Vienna đồng thời tuân thủ pháp luật của nước sở tại. GPLX quốc tế có thể bị tước quyền sử dụng có thời hạn khi vi phạm quy định luật hiện hành nước sở tại nhưng không quá thời gian người lái xe rời khỏi nước đó.

    Để được cấp IDP, ngoài đơn đề nghị theo mẫu trong thông tư 29/2015/TT-BGTVT (có ảnh, công dân Việt Nam xuất trình bản chính GPLX do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, hộ chiếu còn thời hạn, CMND để đối chiếu. Đối với người nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn, chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp, thẻ thường trú hoặc giấy tờ xác minh định cư lâu dài ở Việt Nam.

Lệ phí cấp IDP là 135.000 đồng, thời hạn giải quyết hồ sơ, cấp IDP tối đa là 5 ngày. Trường hợp không cấp, phải trả lời và nêu rõ lý do. Với các trường hợp GPLX bị tẩy xóa, hư hỏng không còn đủ các thông tin cần thiết, có sự khác biệt về nhận dạng sẽ không được cấp IDP. Người sử dụng IDP ở nước nào phải tuân thủ luật giao thông đường bộ của nước đó. Khi người Việt Nam sử dụng IDP ở những nước tham gia công ước Vienna thì không cần phải đăng ký trước với cơ quan quản lý giao thông ở nước đó, chỉ xuất trình IDP nếu được cơ quan kiểm soát giao thông yêu cầu. Còn những người ở các nước tham gia công ước Vienna có IDP do quốc gia của mình cấp khi đến Việt Nam sẽ được Việt Nam công nhận để lái xe ở Việt Nam. Tuy nhiên, IPD do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, đối với các địa phương, hiện các Sở GT-VT đã được tập huấn, chuyển giao công nghệ để chuẩn bị thiết bị, nguồn nhân lực. Trong giai đoạn này, nếu người dân nào có nhu cầu mà Sở GT-VT đó chưa cấp được GPLX quốc tế thì Sở chỉ cần tiếp nhận hồ sơ và truyền dữ liệu của người xin cấp bằng lái về Tổng cục để cấp. Tổng cục sẽ gửi trả lại bằng lái cho Sở để chuyển cho người dân. Người dân phải chi trả phí chuyển phát của Tổng cục. Những địa phương có nhu cầu nhiều như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ sẽ triển khai trong thời gian sớm nhất, nhưng còn phụ thuộc vào dây chuyền thiết bị bởi các tỉnh này vẫn đang trong giai đoạn đấu thầu đơn vị cung ứng phôi GPLX.

Trong buổi sáng nay đã có 37 người nộp hồ sơ và đã có 11 người được cấp GPLX quốc tế.

theo Hà Nội Mới

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh