THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 08:11

Ứng cử viên đại biểu Quốc hội Kiều Thị Thanh Trang: “ Việc làm là điểm “ gút” của an sinh xã hội”

 

Phóng viên:  Thưa bà, xin bà cho biết suy của nghĩ của mình khi được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa này? 

Bà Kiều Thị Thanh Trang nêu chương trình hành động với các cử tri.

Bà Kiều Thị Thanh Trang:   Đối với tôi, được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng giới thiệu là ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa này, đó  là niềm vinh dự và tự hào không chỉ của cá nhân tôi hay gia đình mà còn là niềm tự hào của cả Ngành LĐ-TB&XH. Bởi đây là một Ngành luôn song hành và gắn liền trách nhiệm với đời sống của tất cả mọi người dân. Đó cũng chính là sự quan tâm, nhìn nhận của xã hội đối với những công việc, những hoạt động của Ngành LĐ-TB&XH. Đồng thời đây cũng chính là áp lực trách nhiệm rất lớn với cá nhân tôi trước các vị cử tri, nếu tôi được vinh dự trúng cử đại biểu Quốc hội.

Phóng viên: Trong các buổi tiếp xúc, gặp gỡ với cử tri, bà luôn trăn trở, quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm. Bà có thể cho biết, vì sao?

Bà Kiều Thị Thanh Trang: Là một cán bộ đã công tác và hoạt động xã hội hơn 20 năm, trong đó có nhiều năm công tác trong Ngành LĐ-TB&XH,  Ngành mà thường xuyên lo cho nghề nghiệp, việc làm và cuộc sống của người dân, cho công tác an sinh xã hội, bản thân tôi rất quan tâm, thấu hiểu và đồng cảm với những người có cuộc sống khó khăn, những đối tượng yếu thế trong xã hội. Tôi nhận thấy, một trong các nguyên nhân chính dẫn đến cuộc sống đói, nghèo, khó khăn hoặc phát triển không bền vững của đại bộ phận người dân hiện nay chính là việc làm. Nếu một người, một gia đình không có việc làm ổn định, phù hợp để có những nguồn thu nhập thường xuyên thì việc dẫn đến đói, nghèo sẽ gần như là tất yếu. Và, chính đó sẽ là cội nguồn của nhiều vấn đề nảy sinh tiêu cực trong đời sống xã hội. Tôi cho rằng, đây chính là điểm “ Gút” cần quan tâm, tháo gỡ để các chương trình, mục tiêu về an sinh xã hội đạt được những hiệu quả tốt nhất, bền vững nhất. Vì vậy, nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội, tôi sẽ nỗ lực cùng với các đại biểu Quốc hội khác đã và đang công tác trong Ngành LĐ-TB&XH và Quốc hội tập chung nghiên cứu, đề xuất những chinh sách, giải pháp hiệu quả, thiết thực trong các vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động.

Phóng viên: Có một hiện trạng: Rất nhiều người bỏ tiền chạy chọt, nhờ cậy, kể cả hối lộ để xin vào làm việc tại các cơ quan Nhà nước, với đồng lương không cao 2-3 triệu. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp “đỏ mắt” tuyển lao động với lương cao hơn 4-6  triệu, nhiều chinh sách hỗ trợ tốt hơn nhưng vẫn không tuyển được. Xin bà cho biết ý kiến của Bà về hiện trạng này?

Bà Kiều Thị Thanh Trang: Đây là một hiện trạng, một thực tế rất đáng để cả xã hội quan tâm. Tôi cho rằng hiện tượng này xuất phát từ một số nguyên nhân sau: Trước hết, đó là vấn đề nhận thức của xã hội về quyền lực, tính ổn định về thu nhập, về tương lai và cả về tư tưởng tham nhũng, trục lợi…Bên cạnh đó rất nhiều người còn cho rằng làm việc ở các cơ quan Nhà nước vừa nhàn hạ lại vừa có cơ hội “ ăn bát vàng”, bởi những tiêu cực như tham nhũng, trục lợi…Trong khi đó, các DN ngoài nhà quốc doanh  chưa chấp hành nghiêm pháp luật lao động, bảo hiểm nên chưa thật sự ổn định công việc, thu nhập và an sinh.

 . Điều đó chứng tỏ có điều bất ổn đối với những vị trí việc làm tại các cơ quan Nhà nước và có sự bất công bằng giữa làm việc Nhà nước và làm việc tư nhân. Theo tôi, đây là một việc lớn cần có nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu sự khác biệt giữa “ Hai vị trí việc làm” này. Muốn khắc phục tình trạng này cần áp dụng một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đó là công tác tuyên truyền về nhận thức, tư tưởng của người lao động, tuyên truyền về các Luật liên quan đến người lao động như Bộ luật Lao động, Luật BHXH, Luật Doanh nghiệp, Luật Công chức, viên chức…

Thứ hai, Cần phải có những chính sách vừa khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tốt các Luật liên quan đến người lao động, chính sách ưu đãi, đảm bảo bền vững quyền lợi, thu nhập của người lao động. Đồng thời cũng cần có những quy định nghiêm khắc, chế tài các doanh nghiệp không thực hiện đúng, đầy đủ các Luật, các chinh sách liên quan đến người lao động.

Thứ ba, Xây dựng những quy định, quy chế, xác định vị trí việc làm của các Cơ quan Nhà nước thật sát với nhiệm vụ, công việc để tránh lãng phí nhân lực, tăng hiệu quả làm việc, phát huy được tính sáng tạo, trình độ, năng lực chuyên môn và tạo thành “ Áp lực” công việc thật sự đối với các vị trí việc làm tại các cơ quan Nhà nước.  Chấm dứt tinh trạng: “30% cán bộ, công chức sáng cắp ô đi chiều cắp ô về”

Thứ tư, cần tăng cường hiệu quả của các văn bản pháp luật, các quy định cũng như những biện pháp nhằm ngăn chặn, tiến tới triệt tiêu các yếu tố dẫn đến sự lộng quyền, sự lợi dụng quyền lực để nhằm mục đích tham nhũng, trục lợi từ tất cả các vị trí việc làm tại các cơ quan của Nhà nước.

Tôi thiết nghĩ, nếu có thể áp dụng hiệu quả, đồng bộ 4 giải pháp này thì tinh trạng bất cập trên sẽ được cải thiện rất đang kể và sẽ góp phần không nhỏ cho mục tiêu bền vững, lành mạnh hóa vấn đề việc làm.

Phóng viên: Xin cám ơn bà đã dành cho Báo LĐ&XH buổi phỏng vấn này.

                                                                                                                                                                     

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh