THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:19

Vì sao lại có ngày 29/2?

Theo dương lịch (lịch Gregorius) - loại lịch tiêu chuẩn được hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng hiện nay thì năm bình thường là những năm không chia hết cho 4. Năm nhuận là những năm chia hết được cho 4 và không chia hết được cho 100.

Các nhà khoa học tính toán rằng trái đất quay trên quỹ đạo quanh mặt trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày mặt trời trung bình, tức là khoảng 365 ngày và 6 giờ. Do đó, cứ 4 năm con người lại phải thêm 1 ngày vào năm nhuận trong lịch Gregorious để cân bằng lại các tháng trong năm dương lịch.

Với những năm chia hết cho 100 thì chúng chỉ được coi là năm nhuận nếu chúng chia hết cho 400. Ví dụ những năm 1600 và 2000 là năm nhuận nhưng các năm 1700, 1800, 1900 không phải năm nhuận. Năm 2100, 2200, 2300 không phải là năm nhuận nhưng năm 2400 lại là năm nhuận.

Ngày 29/2 là ngày thứ 60 của một năm nhuận và nó chỉ xuất hiện 4 năm một lần vào các năm như 2004, 2008, 2012, 2016, 2020... Tuy nhiên, như đã nói ở trên thì năm 2100 sẽ không phải năm nhuận bởi năm này chia hết cho 100 nhưng không chia hết cho 400.

29/2 là một ngày khá đặc biệt bởi những người sinh vào ngày này thì cứ 4 năm mới được tổ chức sinh nhật một lần. Ngoài ra, tại một số nước châu Âu thì đây được coi là 'Ngày phụ nữ tỏ tình'. Ở đó, phụ nữ được tỏ tình với những người đàn ông họ yêu thương mà không chịu bất kỳ rào cản nào.

Ngày 29/2 cũng là ngày kỷ niệm bệnh hiếm gặp. Ngày này được giới thiệu lần đầu tiên vào 2008 khi một nhóm bệnh nhân mắc phải các chứng bệnh hiếm gặp đến từ nhiều nước khác nhau tụ hội lại và tổ chức một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Nếu sinh ra vào ngày 29/2, bạn sẽ cùng ngày sinh với một số nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thế giới như Giáo hoàng Paul III (1468), nhà thơ John Byrom (1692), nhà soạn nhạc người Ý Gioachino Rossini và diễn giả người Mỹ Tony Robbins (1960)...

Q.D

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh